Kiến thức

Workstation (máy trạm) là gì?

Hiện nay, máy trạm (hay workstation) là loại máy vi tính khá phổ biến trên mặt thị trường. Nhưng cũng có không ít người không biết đến máy trạm, không biết nó là gì, công dụng của nó như thế nào, cách thức hoạt động của nó ra sao và có điều gì đặc biệt hơn so với các loại máy tính thông thường. Vậy thì, đến với bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giới thiệu cho các bạn thế nào là một thiết bị máy trạm nhé!

Bạn đang xem: Workstation (máy trạm) là gì?

may tram la gi

I. MÁY TRẠM LÀ GÌ?

Máy trạm hay Workstation là loại máy vi tính có khả năng làm việc với hiệu suất và cường độ cao. Máy trạm có khả năng thực thi tốt những công việc đồ họa phức tạp như các bản vẽ 3D, các mô phỏng trong thiết kế kỹ thuật,…

Mục đích chính của máy trạm được thiết kế ra để chạy các ứng dụng kỹ thuật hoặc khoa học một cách tối ưu. Từ CPU, card đồ họa, bộ nhớ, khả năng xử lý đa nhiệm…

Trong trường hợp các máy trạm được kết nối mạng với nhau, chúng có thể xử lý các công việc của một máy tính cỡ lớn (Main Frame). Bởi vậy, không ai có thể phủ nhận sự mạnh mẽ của máy trạm so với máy tính để bàn thông thường.

Ngoài ra, máy trạm cũng có một số điểm lợi thế khác nữa, như có độ tin cậy cao, chuyên nghiệp và dễ nâng cấp. Ví dụ, bạn có nhu cầu làm việc trong một thời gian khá dài mà máy tính để bàn của bạn có khả năng tản nhiệt không hiệu quả. Bạn không biết nên làm thế nào? Lời khuyên của ad là bạn nên sở hữu một máy trạm cho riêng mình nhé! Vì sao ư? Đơn giản thôi, vì máy trạm được trang bị phần cứng cao cấp như bộ nhớ có khả năng kiểm tra lỗi ECC, nguồn công suất lớn, hệ thống tản nhiệt mạnh mẽ giúp cho máy trạm có thể làm việc không mệt mỏi trong thời gian dài, giúp bạn có thể làm việc thoải mái. Hiện tại, Dell và HP là hai hãng máy tính được đánh giá là hàng đầu và chất lượng nhất.

II. Các thành phần, Linh kiện cơ bản của máy trạm

  1.  Processor (CPU): Đa phần, các máy workstation thường không sử dụng các dòng CPU dùng cho máy tính để bàn thông thường. Thay vào đó, chúng sử dụng các dòng CPU chuyên dụng hơn, tốc độ xử lí nhanh hơn, bộ nhớ cache cao hơn và được tích hợp vào vi xử lí các công nghệ chuyên dụng khác có chất lượng cao hơn.
  2.  Mainboard (Mao mạch chủ): Mặc dù có tính năng giống như các tính năng ở các dòng máy tính thông thường, song mao mạch chủ của workstation có các tính năng chuyên dụng và cao cấp hơn như khả năng hoạt động liên tục, đem lại năng suất cao và ổn định, có nhiều khe cắm RAM, hỗ trợ lắp đặt hai CPU trên cùng một mainboard, v…v…
  3.  Memory (Bộ nhớ RAM): Trong quá trình sử dụng, chắc chắn rằng, thiết bị công nghệ nào cũng phát sinh lỗi ở thanh RAM và các bộ phận khác. Máy trạm cũng vậy. Tuy nhiên, ở các thanh RAM của máy trạm được trang bị một tính năng mang tên ECC (Error Correcting Code), nhờ vào tính năng này mà máy có thể khắc phục kịp thời để máy hoạt động “mượt mà” trở lại và không bị treo máy.
  4.  Graphics Card (Card đồ họa – Card màn hình VGA): Đương nhiên rồi, card đồ họa là linh kiện để giúp máy trạm có thể cung cấp cho bạn trải nghiệm đồ họa tốt hơn mà, nên không thể thiếu đúng không nào? Các ứng dụng và phần mềm đòi hỏi sức mạnh của đồ họa rất cao nên chia thành 4 giai cấp: Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D.
  5.  Ổ cứng (SSD, HHD,…): Khả năng truy xuất dữ liệu tốc độ cao và lưu trữ dữ liệu an toàn là các yêu cầu cơ bản về ổ cứng của máy trạm. Chính vì vậy, công nghệ RAID đã được tích hợp ở các dòng mainboard chuyên dụng của máy workstation, nhằm cho phép người dùng quản lí hay gắn các ổ cứng và cấu hình RAID phù hợp với nhu cầu sử dụng. Có 3 loại ổ cứng HDD được dùng cho các máy trạm. Đó là:  SATA, SSD và SAS.
  6.  Power Supply (Nguồn): Cao cấp, đạt hiệu suất cao, hoạt động ổn định, thích hợp với các tiêu chuẩn khác là các đặc điểm chủ yếu của bộ nguồn chuyên dụng dành cho máy dòng máy trạm.
  7.  Monitor (Màn hình chủ): Các màn hình hiển thị của các máy trạm thường có kích thước rất lớn (24 inches trở lên), có góc nhìn rộng, khả năng hiển thị tốt và màu sắc chân thực nhằm giúp cho việc xử lí các tác vụ đồ họa thêm phần dễ dàng hơn. Ngoài ra, các dòng màn hình này còn hỗ trợ nhiều nguồn kết nối hình ảnh chất lượng cao như HDMI, DVI, Dislay Port,… Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng, bạn có thể trang bị thêm màn hình để mở rộng không gian làm việc.

ai nen dung may tram

III. Đối tượng nên sử dụng máy trạm

 Với tính chất công việc cần xử lí các tiến trình yêu cầu tài nguyên cao, có đồ họa, hiệu suất làm việc, bộ nhớ, khả năng xử lí đa nhiệm cao nên workstation thường được thiết kế dành cho nhân viên đồ họa chuyên nghiệp, phát triển phần mềm, kiến trúc sư, những ai có nhu cầu về laptop hay PC có năng suất toàn diện, v…v…

Hiện nay, máy trạm được sử dụng rộng rãi và phổ biến đối với đối tượng cá nhân hoặc doanh nghiệp với chất lượng cao và độ bền bỉ tốt nhất!

Bạn nếu là một người yêu thích công việc thiết kế đồ họa hay đơn giản là dân nghiền máy tính thì không thể bỏ qua việc xem xét khả năng đầu tư cho bản thân một con máy trạm mạnh mẽ. Có nó, bạn có thể làm việc liên tục trên máy cả ngày mà không sợ nó bị đơ, nóng hay hỏng hóc… Thật tuyệt vời phải không?

Link chia sẻ bài viết: https://thuthuatnhanh.com/workstation-may-tram-la-gi/

Xem thêm:

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Kiến thức tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button