Bài thu hoạch

Sự khác biệt của dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Sự khác biệt của dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực là gì? Dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực đều là những phương pháp dạy học được các giáo viên áp dụng, mỗi phương pháp đều có những thế mạnh riêng của mình. Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau của 2 phương pháp này

Bạn đang xem: Sự khác biệt của dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

1. Dạy học tiếp cận nội dung là gì?

Tiếp cận nội dung là cách nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực/môn học nào đó. Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung học vấn của một khoa học bộ môn nên thường mang tính “hàn lâm”, nặng về lý thuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học.

2. Dạy học tiếp cận phát triển năng lực là gì?

Tiếp cận năng lực đầu ra là cách tiếp cận nêu rõ kết quả – những khả năng hoặc kĩ năng mà người học mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học biết và có thể làm được những gì?

3. Sự khác biệt của dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Sự khác biệt của dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực có những điểm khác nhau nào?

Tiêu chí Dạy học tiếp cận nội dung Dạy học tiếp cận phát triển năng lực
Mục tiêu dạy học

– Chú trọng hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ; mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và khó có thể quan sát, đánh giá được.

– Lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu làm trọng.

– Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được.

– Học để sống, học để biết làm

Nội dung dạy học

– Nội dung được lựa chọn dựa vào các khoa học chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình.

– Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. Sách giáo khoa được trình bày liền mạch thành hệ thống kiến thức.

– Việc quy địnhcứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dễ bị thiếu tính cập nhật.

– Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định những nội dung chính.

– Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Sách giáo khoa không trình bày thành hệ thống mà phân nhánh và xen kẽ kiến thức với hoạt động.

– Nội dung chương trình không quá chi tiết, có tính mở nên tạo điều kiện để người dạy dễ cập nhật tri thức mới.

Phương pháp dạy học

– Người dạy là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức được quy định sẵn.

– Người học có phần “thụ động”, ít phản biện.

– Giáo án thường được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho cả lớp

– Người học khó có điều kiện tìm tòi bởi kiến thức đã được có sẵn trong sách.

– Giáo viên sư dụng nhiều PPDH truyền thống (thuyết trình, hướng dẫn thực hành, trực quan…)

– Người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trò.

– Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn trò tự tìm tòi

– Giáo án được thiết kế phân nhánh, có sự phân hóa theo trình độ và năng lực.

– Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện.

– Giáo viên sử dụng nhiều PPDH tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm…) kết hợp PP truyền thống

Môi trường học tập Thường sắp xếp cố định (theo các dãy bàn), người dạy ở vị trí trung tâm. Có tính linh hoạt, người dạy không luôn luôn ở vị trí trung tâm.
Đánh giá

– Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với nội dung đã học, chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

– Người dạy thường được toàn quyền trong đánh giá.

– Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

– Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau.

Sản phẩm giáo dục

– Tri thức người học có được chủ yếu là ghi nhớ

– Do kiến thức có sẵn nên người học phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.

– Ít chú ý đến khả năngứng dụng nên sản phẩm GD là những con người ít năng động, sáng tạo.

– Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn.

– Phát huy sự tìm tòi nên người học không phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.

– Phát huy khả năngứng dụng nên sản phẩm GD là những con người năng động, tự tin.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc Sự khác biệt của dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Các bài viết liên quan:

  • Phân biệt dạy học theo lý thuyết kiến tạo và dạy học nêu và giải quyết vấn đề
  • 3 cách để thầy/cô thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất ở học sinh của mình là gì?
  • Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
  • Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Bài thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button