Top 5 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2021-2022 kèm đáp án
Top 5 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2021-2022 kèm đáp án, bao gồm 5 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Mời các em tham khảo.
Bạn đang xem: Top 5 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2021-2022 kèm đáp án
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 được biên soạn theo sát với nội dung chương trình trong sách giáo khoa, giúp các em ôn tập, luyện giải đề để chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 2 đạt kết quả cao nhất.
Contents
1. Ma trận Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5
Mẫu số 1
Mạch kiến thức | Số câu,câu số, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đọc hiểu văn bản: – Xác định được hình ảnh, chi tiết trong bài đọc, nêu đúng ý nghĩa của chi tiết hình ảnh trong bài. – Hiểu được nội dung của bài đọc. – Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc. – Nhận xét được một số hình ảnh, chi tiết trong bài. | Số câu | 2 | 2 | 1 | 1 | 6 | ||||
Câu số | 1;2 | 3;4 | 5 | 7 | 1;2;3;4;5;7 | |||||
Số điểm | 1 | 1 | 0,5 | 1 | 3,5 | |||||
Kiến thức tiếng việt: – Xác định được tác dụng của dấu phẩy, dấu ngoặc kép. – Xác định được các cách liên kết câu trong bài. – Xác định được câu ghép. | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||||
Câu số | 6 | 8 | 9 | 10 | 6;8; 9;10 | |||||
Số điểm | 0,5 | 1 | 1 | 1 | 3,5 | |||||
Tổng | Số câu | 3 | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | 10 | ||
Số điểm | 1,5 | 1 | 1 | 0,5 | 2 | 1 | 7 |
Mẫu số 2
TT | Chủ đề Mạch KT, KN | Mức 1 (20%) | Mức 2 (20%) | Mức 3 (30%) | Mức 4 (30%) | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 | 2 | 1 | 1 | 6 | ||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||||||
2 | Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 1 | 3 | ||||||
Tổng | Số câu | 3 | 3 | 2 | 2 | 10 | |||||
Số điểm | 1,5 | 1,5 | 2 | 2 | 7 |
2. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2021-2022
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………….. Họ tên HS: ……………………………… Lớp 5…. | BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM Thời gian 60 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. Đọc thầm bài: “Một vụ đắm tàu”
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
Trên chiếc tàu thủy rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô, khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo được một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cô bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng.
Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua…Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.
Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.
Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.” Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.
– Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. – Một người nói.
Nghe thế , Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.
Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ…”
Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.
Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu : “Vĩnh biệt Ma-ri-ô !”
Theo A-MI-XI
Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất trong từng câu hỏi sau đây: (Từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1: Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô là gì? (M1)
a. Bố Ma-ri-ô mới mất; Ma-ri-ô về quê sống với họ hàng;
b. Ma-ri-ô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp bố mẹ.
c. Ma-ri-ô không kể gì về mình.
Câu 2: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? (M1)
a. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, lau máu trên trán bạn và băng vết thương cho bạn bằng vật dụng cứu thương có trên tàu.
b. Giu-li-ét-ta hoảng hốt, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn và nhanh chóng gọi người đưa Ma-ri-ô đi cấp cứu;
c. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.
Câu 3: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé? (M2)
a. Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn; hi sinh bản thân vì bạn;
b. Ma-ri-ô mạnh mẽ, dũng cảm, hi sinh bản thân vì bạn;
c. Ma-ri-ô giàu tình cảm, dũng cảm, hi sinh bản thân vì bạn;
Câu 4: Nhân vật Giu-li-ét-ta là người như thế nào? (M2)
a. Giu-li-ét-ta là một cô bé dịu dàng, giàu tình cảm, yếu đuối;
b. Giu-li-ét-ta là một cô bé ân cần, dịu dàng, giàu tình cảm;
c. Giu-li-ét-ta là một cô bé giàu tình cảm, yếu đuối, nhút nhát.
Câu 5: Câu chuyện ca ngợi điều gì ở Ma-ri-ô ? (M3)
a. Đức hi sinh cao thượng;
b. Sự dịu dàng , nhân hậu;
c. Sự nhân hậu, giàu tình cảm.
Câu 6: Nếu xét về cấu tạo thì câu “Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.” là câu gì ? (M1)
a. Câu đơn;
b. Câu ghép;
c. Câu kể;
d. Câu khiến.
Câu 7: Qua bài văn, tác giả ca ngợi điều gì? (Hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm) (M3)
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Dấu ngoặc kép trong câu Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.” có tác dụng gì? (Hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm) (M2)
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Dấu phẩy trong câu “Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.” có tác dụng gì? (Hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm) (M3)
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10:
Chuỗi câu: “Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: “Vĩnh biệt Ma-ri-ô !” được liên kết với nhau bằng cách nào? (Hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm) (M4)
II. Viết
A. CHÍNH TẢ: Nghe-viết: Út Vịnh. (Trang 136)
(Từ đầu đến “…cho những chuyến tàu qua.”).
B. TẬP LÀM VĂN: Hãy tả một người mà em quý mến nhất.
2.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm học 2021-2022
I. Đọc thầm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Ý đúng | a | c | a | b | a | b |
Điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm |
Câu 7: … ca ngợi tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (1 điểm)
Câu 8: Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. (1 điểm)
Câu 9: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. (1 điểm)
Câu 10: Liên kết bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. (1 điểm)
II. Viết
A. Chính tả: (2 điểm)
- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
B. Tập làm văn: (8 điểm)
* Đạt được các nội dung sau được 6 điểm:
Mở bài: Giới thiệu về người định tả. (1 điểm)
Thân bài:
- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tuổi tác, tầm vóc, cách ăn mặc, mái tóc, đôi mắt, nụ cười, giọng nói, …). (2 điểm)
- Tả tính tình, hoạt động (lúc bình thường, khi vui chơi ; cách đối xử với những người xung quanh, …). (2 điểm)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người vừa tả. (1 điểm)
* Đảm bảo các yêu cầu sau được 2 điểm:
- Chữ viết rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả: 0,5 điểm
- Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm
- Sáng tạo: 1 điểm.
3. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 số 1
ĐỀ LUYỆN SỐ 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
Môn: Tiếng việt
Thời gian: 40 Phút
Kiểm tra đọc: (10 điểm)
Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
1. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt:(7 điểm)
a. Đọc thầm bài văn sau:
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Anh Ba chuẩn hỏi Út có dám rải truyền đơn không? (0,5 điểm)
A. | Dám |
B. | Không |
C. | Mừng |
D. | Tất cả các ý trên. |
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? (0,5 điểm)
A. | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. | |
B. | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. | |
C. | Đêm đó chị ngủ yên. | |
D. | Tất cả các ý trên. |
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? (1 điểm)
A. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. | |
B. | Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rỗ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. | |
C. | Cả hai ý trên đều đúng. | |
D. | Cả hai ý trên đều sai. |
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li? (0,5 điểm)
A. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. | |
B. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. | |
C. | Cả hai ý trên đều đúng. | |
D. | Cả hai ý trên đều sai. |
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. | |
B. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. | |
C. | Cả hai ý trên đều đúng. | |
D. | Cả hai ý trên đều sai. |
Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. | |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. | |
B. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. | |
C. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. | |
D. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)
(đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;
Kiểm tra viết: (10 điểm)
Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).
3.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 số 1
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Ý đúng | A | A | C | B | B | A | B |
Điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 1 điểm | 0,5 điểm | 1 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm |
Câu 1: Rải truyền đơn (0,5 điểm)
Câu 9: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)
Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôn nay, thế giới ngày mai.
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
– GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
– Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
– Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
– Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.
Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
4. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 số 2
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Đề luyện tập số 2)
II.Đọc thầm: (7 điểm)
Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh,hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,..)
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn cả là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tư nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
Loại áo dài nào ngày xưa thường được phổ biến nhất hơn cả? (0,5đ)
A. Áo hai thân
B. Áo tứ thân
C. Áo năm thân
2. Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
(1đ)
A. Tạo nên phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt.
B. Tạo nên một hình ảnh duyên dang thướt tha cho người phụ nữ Việt.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam? (1đ)
A. Vì áo dài bó sát người phụ nữ và có hai tà áo bay bay trước gió.
B. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáovà vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam
C. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Hai câu dưới dây liên kết với nhau bằng cách nào?(1đ)
“Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tư nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn..”
A. Bằng cách lặp từ ngữ.
B. Băng cách thay thế từ ngữ.
C. Bằng cách dùng từ nối.
5. Dấu phẩy trong câu “Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.” có tác dụng gì? (1đ)
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Dấu hai chấm trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.”
6. Có tác dụng gì? (0,5 đ)
A. Để dẫn lời nói trục tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
Tự luận
7. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu ghép sau.(1đ)
Chiếc áo dài……………. tạo nên một phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt Nam ………… nó còn tạo nên một hình ảnh duyên dáng, thướt tha cho phụ nữ.
8. Chiếc áo dài tân thời tân thời có đặc điềm gì?(1đ)
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/ Chính tả. Nghe – Viết: (2 điểm)
Ông tôi
Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng.
2/ Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
4.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 số 2
Đáp án.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
B | C | B | A | B | B |
Cặp quan hệ từ: Không chỉ … mà….; không những….mà….
Chiếc áo dài tân thời có đặc điểm là:
Chiếc áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến gồm chỉ hai thân vải phía trước và phía sau. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
5. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 số 3
Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 5 (Đề 3)
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc (10đ)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 33, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm đươc sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc hiểu: (7 điểm):
Đọc thầm bài văn sau:
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: (0,5 điểm):Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Viết câu trả lời của em:…………………………
Câu 2: (0,5 điểm): Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:
a. Được
b. Mừng
c. Lo
d. Không
Câu 3: (0,5 điểm): Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
a. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
b. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
c. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.
d. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Câu 4: (0,5 điểm): Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
a. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
b. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
c. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.
d. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Câu 5: (1 điểm): Vì sao chị Út muốn được thoát li?
a. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
b. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
c. Vì chị muốn rời khỏi gia đình.
d. Vì chị muốn rải truyền đơn.
Câu 6: (1 điểm): Nội dung cùa bài văn trên là gì?
Câu 7: (0,5điểm): Câu: “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu hỏi
b. Câu cầu khiến
c. Câu cảm
d. Câu kể
Câu 8: (0,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: “Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
d. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.
Câu 9: (1điểm): Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?
Câu 10: (1điểm): Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp vào chỗ chấm (đất nước, ngày mai)
Trẻ em là tương lai của…………….Trẻ em hôm nay, thế giới ……………
B. Kiểm tra Viết: 60 phút
I. Viết chính tả (nghe- viết): 2 điểm
Giáo viên đọc cho học sinh viết.
Chiếc áo của ba
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi . Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hành quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
II. Tập làm văn: 8 điểm
Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
5.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 số 3
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Đánh giá, cho điểm:
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II. Đọc hiểu: (7 điểm):
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập đạt số điểm như sau:
Câu 1: Học sinh trả lời đúng: (rải truyền đơn) đạt 0,5 điểm
Câu 2: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm
Câu 3: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm
Câu 4: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm
Câu 5: Học sinh khoanh vào ý b đạt 1 điểm
Câu 6: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm ( nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng)
Câu 7: Học sinh khoanh vào ý a đạt 0,5 điểm
Câu 8: Học sinh khoanh vào ý b đạt 0,5 điểm
Câu 9: Học sinh trả lời đúng đạt 1 điểm (anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang)
B. Kiểm tra Viết
I. Viết chính tả: 2 điểm
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm.
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai phụ âm đầu hoạc vần, thanh; chữ thường, chữ hoa): trừ 0,2 điểm.
– Nếu chữ viết viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trính bày dơ bẩn bị trừ 0,2 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: 8 điểm
TT | Điểm thành phần | Mức điểm | ||||
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Mở bài (1đ) | 1 | 0,75 | 0,5 | 0,25 | |
2a | Thân bài(4đ) | Nội dung (1,5đ) | 1,5 | 1 | 0,5 | 0,25 |
2b | Kĩ năng (1,5đ) | 1,5 | 1 | 0,5 | 0,25 | |
2c | Cảm xúc (1đ) | 1 | 0,75 | 0,5 | 0,25 | |
3 | Kết bài (1đ) | 1 | 0,75 | 0,5 | 0,25 | |
4 | Chữ viết chính tả (0,5đ) | 0,5 | 0,25 | |||
5 | Dùng từ đặt câu (0,5đ) | 0,5 | 0,25 | |||
6 | Sáng tạo (1đ) | 1 | 0,5 |
6. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 số 4
Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 5 (Đề 4)
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I- Đọc thành tiếng (5 điểm)
– Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định.
II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
Theo Nông Lương Hoài
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
a. Để khỏi bị ngạt thở.
b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.
c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
Câu 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?
a. Vì chú yếu quá.
b. Vì không có ai giúp chú.
c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.
Câu 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?
a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.
b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.
c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
Câu 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?
a. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
b. Dang rộng cánh bay lên cao.
c. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.
b. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.
c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.
Câu 6. Câu nào sau đây là câu ghép?
a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.
b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.
c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.
Câu 7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?
a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.
Câu 8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?
“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”
a. Ngăn cách các vế câu.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Câu 9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:
a. Danh từ
b. Động từ
c. Tính từ
Câu 10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:
a. Hai từ đơn
b. Một từ ghép
c. Một từ láy
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết.
Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 – Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến … chuyến tàu qua)
II. Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy tả một loại trái cây mà em thích.
6.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 số 4
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
2 – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
CÂU | ĐÁP ÁN | CÂU | ĐÁP ÁN |
---|---|---|---|
1 | c | 6 | c |
2 | c | 7 | b |
3 | c | 8 | a |
4 | a | 9 | a |
5 | b | 10 | a |
B. Kiểm tra Viết
1- Chính tả (5 điểm)
• Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm
• Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn … bị trừ 1 điểm toàn bài.
Chú ý: Các lỗi sai giống nhau chỉ tính lỗi một lần
2- Tập làm văn (5 điểm)
• Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả cảnh (có hình ảnh, hoạt động, trình tự tả) đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học ; độ dài từ 15 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
• Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Trên đây là Top 5 Đề thi học kì 2 Toán lớp 5 năm học 2021-2022 kèm đáp án hay nhất dành cho các em học sinh lớp 5 ôn tập, chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì 2. Các đề thi được chúng tôi lựa chọn kĩ càng, phù hợp với năng lực học sinh lớp 5, bao gồm luôn đáp án để các em học sinh so sánh kết quả ngay sau khi giải đề xong.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập thuộc mục Tài liệu.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục