Giáo Dục

Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc

Tập làm văn lớp 4: Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc gồm 5 mẫu, giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách lập dàn ý bài văn miêu tả cây ăn quả quen thuộc thật chi tiết, đầy đủ. Mời các em tham khảo.

Bạn đang xem: Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc

1. Cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối

Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:

1. Mở bài: giới thiệu cây định tả.

2. Thân bài:

  • Tả bao quát hình ảnh của cây.
  • Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)

3. Kết bài:

  • Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.
  • Ấn tượng của cây đối với mọi người.

2. Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc: Tả cây ổi

1. Mở bài: Giới thiệu về cây ổi mà em muốn miêu tả.

2. Thân bài:

– Miêu tả khái quát:

  • Cây ổi được trồng ở đâu? Do ai trồng? Thuộc giống ổi gì?
  • Cây ổi đó năm nay bao nhiêu tuổi?
  • Thân cây cao chừng bao nhiêu? Gốc cây có lớn không?

– Miêu tả chi tiết:

  • Lớp vỏ thân cây có màu gì? Có đặc điểm gì đặc biệt không? (bong tróc, có rêu bám…)
  • Thân cây mọc thẳng đứng hay ngoằn ngoèo?
  • Cành cây có nhiều không? Chúng mọc chủ yếu sang hướng nào?
  • Lá ổi có màu gì? Hình dáng, kích thước ra sao? Có công dụng gì đặc biệt không?
  • Quả ổi có hình dáng, mùi vị như thế nào?
  • Khi ổi chín, cây ổi có gì hấp dẫn? Em và các bạn thường làm gì với cây ổi?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây ổi

Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc

3. Dàn ý tả cây ăn quả lớp 4: Tả Cây Cam

1. Mở bài:

  • Cây cam đường ở trước sân nhà em đang vào mùa quả ngọt.
  • Đây là loài cây em thích nhất.

2. Thân bài:

– Tả bao quát rồi đến chi tiết:

  • Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch.
  • Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.
  • Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.
  • Tán lá dày, xanh thẫm.
  • Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi.
  • Lá già dày, màu xanh đậm.
  • Lá non mềm mại, màu xanh non.
  • Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.
  • Quả cam thường kết từng chùm.
  • Quả non màu xanh.
  • Quả chín màu vàng và rất mọng.
  • Bóc quả cam sẽ lộ ra từng múi nhỏ giống như những vầng trăng khuyết.
  • Những vầng trăng khuyết ấy xếp đều trong những quả cam chín vàng ươm trông như “ông trăng vàng” be bé đang ngự trị trên cây.
  • Trên cành cao thường có những chú chim sâu “lích rích”.
  • Chim đưa chiếc mỏ xinh xắn để bắt những con sâu đang ẩn nấp trong thân, cành.

3. Kết bài:

  • Cây cam đã làm tăng vẻ đẹp cho sân nhà em.
  • Cam đem đến cho gia đình em những mùa quả ngọt.
  • Em rất quý cây cam vì nó có ích và chứa đựng mồ hôi, công sức của bố em.
  • Em luôn chăm sóc cho cây cam để nó mãi mãi xanh tươi.

4. Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc lớp 4: Tả cây đu đủ

1. Mở bài

  • Giới thiệu cây đu đủ nhà em: em thích nhất là cây đu đủ bởi trông nó rất đặc biệt, khác hẳn với những cây còn lại

2. Thân bài: miêu tả cây đu đủ nhà em

  • Miêu tả hình dáng: Cây đu đủ không cao lắm, chỉ chừng khoảng 2 mét, thân cây bằng bắp chân người lớn
  • Miêu tả thân cây: thân cây có màu xanh đục rồi trên cùng là ngọn cây
  • Miêu tả lá cây: lá đu đủ rất to, chúng xòe ra, trông không khác gì một cánh tay đang cầm chiếc ô nhỏ màu xanh
  • Miêu tả hoa và quả đu đủ: hoa đu đủ màu trắng, cánh cứng trông rất thanh khiết. Quả đu đủ có hình trụ như cái ấm tích nhưng lại thon ở phần cuống và nhọn ở đít quả

3. Kết bài

  • Cảm nhận của em về cây đu đủ: Em rất thích cây đu đủ cũng như thích được ăn quả của nó, chính vì vậy mà em nhận về mình nhiệm vụ chăm sóc cây đu đủ ấy.

Dàn ý tả cây ăn quả lớp 4

5. Dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc: Tả cây khế

1. Mở bài:

  • Giới thiệu cây muốn tả (Cây khế).
  • Cầy khế do ai trồng? Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi?
  • (Góc sân nhà em có trồng một cây khế, cây do ngoại trồng khi em tròn 1 tuổi).

2. Thân bài:

– Tả bao quát: Cây cao lớn che mát cả một khoảng sân.

– Tả chi tiết:

  • Rễ: ăn sâu vào lòng đất.
  • Thân: tròn, nhẵn bóng, cao lớn, vươn thẳng lên trời kiêu hãnh.
  • Cành: chi chít, mọc tua tủa, cành khế khá mềm, thường hay mọc rủ xuống.
  • Lá: nhỏ, hình bầu dục, màu xanh đậm, mọc đối xứng nhau.
  • Hoa: mọc thành từng chùm, nhỏ li ti, màu tím.
  • Quả: có 5 múi, khi chín có màu vàng, vị ngọt, mùi thơm nhẹ.
  • Kỉ niệm với cây (trèo cây ngã, rủ bạn bè tụ tập dưới gốc cấy mùa hoa để nhặt hoa rơi xâu vòng cô dâu…)

3. Kết bài:

  • Tình cảm với cây, cách chăm sóc để cầy không bị sâu bệnh.

6. Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả số 5: Tả cây chuối

1. Mở bài: giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)

2. Thân bài:

– Tả bao quát:

  • Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi.
  • Thân chuối mẹ xanh mướt.
  • Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.

– Tả chi tiết:

  • Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn, cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.
  • Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.
  • Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.
  • Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.
  • Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.
  • Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trên đầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô tô và đẹp, che mát một góc vườn.
  • Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.

– Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:

  • Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.
  • Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.
  • Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)

– Ích lợi của cây chuối:

  • Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.
  • Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
  • Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.

3. Kết bài:

Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối đã có buồng (Thích thú và biết ơn bố đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ, yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiến thức về sự phát triển của cây trái)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button