Giáo DụcLớp 7

Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngắn gọn hay nhất

Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của tác giả Lí Bạch khi ông phải sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. Để hiểu bài thơ được sâu sắc hơn, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 7 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh . Hi vọng với bài soạn văn này, các em sẽ có thêm tư liệu tham khảo khi soạn bài.

Bạn đang xem: Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngắn gọn hay nhất

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1: 2 câu đầu.
    • Phần 2: 2 câu cuối.

2. Hướng dẫn soạn văn Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Câu 1. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

(Gợi ý:

– Phải chăng trong hai câu đầu hoàn toàn không có suy tư, cảm nghĩ của con người?

– Và phải chăng hai câu cuối là tả tình thuần túy?

– Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.)

Gợi ý:

  • Cái nhìn của nhà thơ về cảnh vật nhuốm màu tâm trạng. Hai câu sau tả tình nhưng cũng không thuần túy tả tình, nó còn miêu tả ánh trăng, mặt đất.
  • Như vậy tình và cảnh gắn bó: tả cảnh có ngụ tình, tả tình hàm chứa tả cảnh.

Câu 2. Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối.

a) So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hau câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối.

b) Phân tích tác dụng của phép đối ấy trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

Gợi ý:

a) Phép đối ở hai câu cuối:

  • Cử đầu / vọng / minh nguyệt
  • Đê đầu / tư / cố hương
  • (Ngẩng đầu / nhìn / trăng sáng
  • Cúi đầu / nhớ / cố hương)
  • Xem xét hai câu thơ có thể nhận ra phép đối về mặt cấu trúc ngữ pháp, về mặt từ loại: cử – đê (động từ), vọng – tư (động từ), minh nguyệt – cố hương (danh từ).

b) Tác dụng phép đối: vừa diễn tả cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng nhà thơ.

Câu 3. Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.

  • Các động từ trong bài thơ có tác dụng liên kết, làm cho mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch. Chúng diễn tả hành động, tâm trạng của nhân vật trữ tình – nhà thơ.

Trên đây là bài Soạn văn 7 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh . Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

 

 

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button