Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Lịch sử và Địa lí 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại – Chân Trời Sáng Tạo

Bạn đang xem: Lịch sử và Địa lí 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại – Chân Trời Sáng Tạo

Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại SGK Chân trời sáng tạo được Trường Tiểu học Thủ Lệ biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với phần lí thuyết và bài tập minh họa tổng hợp giúp các em nắm vững kiến thức, bám sát nội dung bài học. Mời các em cùng theo dõi.

1.1. Điều kiện tự nhiên

– Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.

– Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. 

– Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.

– Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc

– Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

– Sông Ấn chảy qua hai quốc gia là: Ấn Độ và Pa-ki-xtan.

1.2. Xã hội Ấn Độ cổ đại

– Chế độ đẳng cấp của người Ấn Độ được thiết lập dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.

– Đẳng cấp cao nhất là Brahman bao gồm tăng lữ và quý tộc. Đẳng cấp thấp nhất là đẳng cấp thứ tư Sudra là tầng lớp thấp kém trong xã hội. 

Sơ đồ các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ

1.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Thành tựu

Nội dung

Tôn giáo

– Bà la môn là tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn Độ đề cao sức mạnh của các vị thần, sinh ra các đẳng cấp.

– Phật giáo được sáng tạo từ thế kỉ VI TCN, nội dung căn bản là luật nhân quả, chủ trương mọi người đều bình đẳng

Chữ viết và văn học

Người Ấn Độ dùng chữ Phạn. Các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa và hai bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta,…

Khoa học tự nhiên

– Các số từ 0 đến 9 được người Ấn Độ phát minh và sử dụng ra sớm.

– Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh

Kiến trúc và điêu khắc

– Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu làm bằng đá, còn lại đến ngày nay là chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp Sanchi.

2.1. Điều kiện tự nhiên

Câu 1

Điều kiện tự nhiên nào của vùng lưu vực sông Ấn sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành văn minh Ấn Độ?

Phương pháp giải:

quan sát lược đồ

Hướng dẫn giải:

– Những điều kiện tự nhiên ở sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến văn minh Ấn Độ là:

+Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông

+Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a 

+Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn

+Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc

+ Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

Câu 2

Quan sát lược đồ 8.1, em hãy cho biết sông Ấn chạy qua những quốc gia nào ngày nay?

Phương pháp giải:

quan sát lược đồ

Hướng dẫn giải:

– Sông Ấn chảy qua hai quốc gia là: Ấn Độ và Pa-ki-xtan.

2.2. Xã hội Ấn Độ cổ đại

Câu 1

Chế độ đẳng cấp của xã hội Ấn Độ được phân chia dựa trên những cơ sở nào?

Phương pháp giải:

Quan sát sơ đồ đẳng cấp 

Hướng dẫn giải:

– Chế độ đẳng cấp của người Ấn Độ được thiết lập dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.

Câu 2

Qua sơ đồ 8.2, em hãy cho biết đẳng cấp nào có vị thế cao nhất và đẳng cấp nào có vị thế thấp nhất?

Phương pháp giải:

Quan sát sơ đồ đẳng cấp 

Hướng dẫn giải:

– Đẳng cấp cao nhất là Brahman bao gồm tăng lữ và quý tộc. Đẳng cấp thấp nhất là đẳng cấp thứ tư Sudra là tầng lớp thấp kém trong xã hội.

2.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu 1

Em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung kiến thức phân theo thành tựu và nội dung chính các thành tựu văn hóa.

Hướng dẫn giải:

– Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại

Thành tựu

Nội dung

Tôn giáo

– Bà la môn là tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn Độ đề cao sức mạnh của các vị thần, sinh ra các đẳng cấp.

– Phật giáo được sáng tạo từ thế kỉ VI TCN, nội dung căn bản là luật nhân quả, chủ trương mọi người đều bình đẳng

Chữ viết và văn học

Người Ấn Độ dùng chữ Phạn. Các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa và hai bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta,…

Khoa học tự nhiên

– Các số từ 0 đến 9 được người Ấn Độ phát minh và sử dụng ra sớm.

– Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh

Kiến trúc và điêu khắc

– Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu làm bằng đá, còn lại đến ngày nay là chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp Sanchi.

 

Câu 2

Theo em, tôn giáo nào ở Ấn Độ chủ trương mọi người đền bình đằng.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong sách.

Hướng dẫn giải:

Trong thực tế, nội dung căn bản của Phật giáo là  quy luật nhân quả. Theo đó, con người sẽ phải chịu tác động từ những việc làm tốt hay xấu của mình. Phật giáo quan niệm tất cả mọi người đều bình đẳng. 

Câu 3

Em hãy cho một ví dụ về một phép toán có sử dụng thành tựu số 0 của Ấn Độ cổ đại.

Phương pháp giải:

Liên hệ môn Toán

Hướng dẫn giải:

Ví dụ: 2×0=0, 10+0=10,….

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể:
+ Nêu được những điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành của văn minh Ấn Độ.
+ Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ cổ đại.
+ Nêu được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Theo em ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là

    • A.
      chữ viết
    • B.
      toán học
    • C.
      thiên văn học và lịch pháp.
    • D.
      chữ viết và lịch pháp.
  • Câu 2:

    Theo em quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt theo trình tự nào?

    • A.
      chữ tượng hình → chữ tượng thanh → chữ tượng ý
    • B.
      chữ tượng hình → chữ tượng ý → chữ tượng thanh
    • C.
      chữ tượng ý → chữ tượng hình → chữ tượng thanh
    • D.
      chữ tượng thanh → chữ tượng ý → chữ tượng hình
  • Câu 3:

    Theo em nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của

    • A.
      Nhà nước độc tài quân sự.
    • B.
      Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.
    • C.
      Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
    • D.
      Nhà nước dân chủ tập quyền.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 45 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 45 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 45 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 26 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 2 trang 26 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 3 trang 27 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4 trang 27 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button