Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Lịch sử và Địa lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa – Kết nối tri thức

Bạn đang xem: Lịch sử và Địa lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa – Kết nối tri thức

Tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa SGK Kết nối tri thức được Trường Tiểu học Thủ Lệ biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

a. Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kế

– Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí (oC).

– Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế (2 loại: nhiệt kế có bầu thủy ngân (hoặc rượu) và nhiệt kế điện tử).

– Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng, cách mặt đất 1,5 m. Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điểm: 1, 7, 13, 19 giờ).

b. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

– Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.

– Ở các vùng vĩ độ thấp, quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.

– Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

1.2. Mây và mưa

a. Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế

– Không khí liên tục được cung cấp hơi nước do quá trình bốc hơi từ đại dương và bề mặt đất.

– Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa => không khí đã bão hòa hơi nước (độ ẩm 100%).

– Nếu không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước/bị lạnh => ngưng tụ các hạt nước nhỏ, nhẹ (mây).

– Dụng cụ để đo độ ẩm không khí gọi là ẩm kế, đơn vị thường dùng là %.

b. Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

Lượng mưa trung bình năm phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất:

– Xích đạo: trên 2000 mm/năm.

– Chí tuyến, vùng cực: dưới 500 mm/năm.

– Ôn đới: 500 – 1000 mm/năm

2.1. Nhiệt độ không khí

1. Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1.

2. Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm trong ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 27oC, 27oC, 32oC, 30oC. Hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó.

3. Quan sát hình 2 và đọc thông tin mục 1b, em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 1 SGK.

2. Nhiệt độ không khí trung bình ngày = Tổng nhiệt độ đo 4 thời điểm trong ngày/4.

3. Quan sát hình 2 SGK.

Lời giải chi tiết:

1. Giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1: 18oC.

2. Nhiệt độ không khí trung bình ngày 25/7/2019 là: (27 + 27 + 32 + 30) : 4 = 29oC.

3. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm

– Ma-ni-la có nhiệt độ trung bình năm của không khí cao nhất trong 3 địa điểm (25,4oC), tiếp đến là Xơ-un (13,3oC) và thấp nhất là Tích-xi (-12,8oC).

=> Nhiệt độ trung bình năm của không khí giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.

– Giải thích:

+ Vùng vĩ độ thấp (Ma-ni-la) quanh năm có góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.

+ Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn: Xơ-un (vĩ độ trung bình), Tích-xi (vĩ độ cao) nên nhiệt độ trung bình năm của không khí thấp dần.

2.2. Mây và mưa

1. Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiêu phần trăm nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hòa.

2. Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5, em hãy mô tả quá trình hình thành mây và mưa. Gợi ý:

– Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?

– Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?

– Khi nào mây tạo thành mưa?

3. Hãy xác định trên bản đồ hình 6:

– Những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm.

– Những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm.

Hình 6. Phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 4 SGK.

Độ ẩm không khí bão hòa khi độ ẩm là 100%.

2. Quan sát hình 5 SGK kết hợp kiến thức đã học về mây và mưa.

3. Quan sát hình 6 SGK.

Lời giải chi tiết:

1. Giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4: 85%. Còn 25% nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hòa.

2. Mây và mưa

– Hơi nước trong không khí được cung cấp từ đại dương và bề mặt đất.

– Khi không khí đã bão hòa mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi => hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.

– Các hạt nước trong mây lơn dần và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.

3. Phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

– Những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm (khu vực Xích đạo): phía tây bắc và phía bắc Nam Mỹ, phía tây Trung Phi, phía đông đảo Ma-đa-ga-xca, Đông Nam Á.

– Những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm (khu vực chí tuyến và vùng cực): phía bắc đảo Grơn-len và các đảo nhỏ khu vực Bắc Mỹ, phía tây và trung Á, Bắc Phi, nội địa Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.
+ Mô tả được hiện tượng hình thành mây và mưa.
+ Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Chọn từ thích hợp: “………..thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển”.

    • A.
      Nhiệt độ không khí
    • B.
      Vĩ độ
    • C.
      Không khí
    • D.
      Nhiệt độ
  • Câu 2:

    Đâu là cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào dưới đây là đúng?

    • A.
      Nhiệt độ các ngày chia số ngày
    • B.
      Nhiệt độ các ngày cộng số ngày
    • C.
      nhiệt độ các ngày nhân số ngày
    • D.
      Nhiệt độ các ngày chia số giờ
  • Câu 3:

    Hãy chọn định nghĩa đúng về nhiệt độ không khí ?

    • A.
      Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
    • B.
      Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
    • C.
      Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
    • D.
      Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 36 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 2 trang 37 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 3 trang 37 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 4 trang 37 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 5 trang 38 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 6 trang 38 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 7 trang 39 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 8 trang 39 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button