Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Lịch sử và Địa lí 6 Bài 11: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản – Chân Trời Sáng Tạo

Bạn đang xem: Lịch sử và Địa lí 6 Bài 11: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản – Chân Trời Sáng Tạo

Lịch sử và Địa lí 6 Bài 11: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản SGK Chân trời sáng tạo là tài liệu được Trường Tiểu học Thủ Lệ biên soạn và tổng hợp đầy đủ giới thiệu đến các em học sinh lớp 6, qua nội dung tài liệu giúp các em có thể đọc được các lược đồ địa hình tỉ lệ lớn, và đọc được lát cắt địa hình đơn giản. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích được nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

1.1. Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

– Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đăc điểm địa hình (độ cao, độ dốc…) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng đường đồng mức.

– Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có độ cao bằng nhau  trên lược đồ địa hình. Những đường đồng mức gần nhau cho thấy độ dốc lớn và càng xa nhau thì địa hình càng thoải

1.2. Lát cắt địa hình

– Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc. Lát cắt cho chúng ta thấy được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.

2.1. Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Dựa vào hình 11.2, em hãy:

– Xác định độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức.

– Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ.

– So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2.

– Cho biết sườn núi từ A1 đến B hay từ A1 đến C dốc hơn?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 11.2 để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

– Độ cao chêch lệch giữa hai đường đồng mức: 600 m.

– Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ:

+ Điểm B: 0 m.

+ Điểm C: 0 m.

+ Điểm D: 600 m.

+ Điểm E: 100 m.

– So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2: A1 cao hơn A2 và cao hơn 50 m.

– Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn từ A1 đến C do có khoảng cách các đường đồng mức càng ngắn thì độc dốc càng lớn.

2.2. Lát cắt địa hình

Dựa vào hình 11.3, em hãy:

– Cho biết lát cắt lần lượt đi qua những địa hình nào?

– Trong các điểm A, B, C, điểm nào có độ cao thấp nhất và độ cao cao nhất.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 11.3 để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

– Lát cắt đi qua những địa hình đồng bằng, đồi núi thấp và đồi núi cao.

– Trong các điểm A, B, C, điểm C là điểm có độ cao cao nhất. Điểm A là điểm có độ cao thấp nhất.

Luyện tập

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:

+ Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.
+ Đọc được lát cắt địa hình đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Em hãy cho biết cách đọc bản đồ đúng là

    • A.
      Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.
    • B.
      Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ.
    • C.
      Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
    • D.
      Đọc bảng chú giải.
  • Câu 2:

    Cho bản đồ sau:

    Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?

    • A.
      Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
    • B.
      Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.
    • C.
      Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
    • D.
      Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.
  • Câu 3:

    Cho hình vẽ sau

    Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên

    • A.
      đỉnh nhọn, sườn dốc.
    • B.
      sườn tây dốc, sườn đông thoải.
    • C.
      đỉnh tròn, sườn thoải.
    • D.
      sườn tây thoải, sườn đông dốc.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 39 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 2 trang 39 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 3 trang 39 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 11: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button