Bài thu hoạch

Đáp án thi tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai – Tuần 2

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2021 diễn ra từ ngày 11/10/2021 đến ngày 07/11/2021, được chia thành 04 đợt (mỗi đợt thi kéo dài 07 ngày). Đợt thi thứ 2 có chủ đề: “Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững”. Sau đây là đáp án tham khảo của cuộc thi, mời các bạn đón xem.

Bạn đang xem: Đáp án thi tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai – Tuần 2

Để tham gia cuộc thi, các bạn truy cập đường link sau đây: https://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi-Hoi-thi/Online-tim-hieu-phap-luat-2021/Cuoc-thi-Online-Phap-luat-2021-Dot-02-18-24102021

Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật năm 2021

Câu 01: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

B. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

C. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

Câu 02: Hoạt động bảo vệ môi trường được hiểu như thế nào?

A. Là hoạt động triển khai việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.

B. Là hoạt động khảo sát trong quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

C. Là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu 03: Trong hoạt động bảo vệ môi trường, hành vi nào bị nghiêm cấm?

A. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

B. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

C. Cả A và B đúng.

D. A đúng, B sai.

Câu 04: Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

A. Phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không, gian xanh, yêu cầu về cảnh quan, vệ sinh môi trường theo quy hoạch.

B. Có diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định của pháp luật.

C. Khu dân cư, cụm dân cư phân tán phải có địa điểm lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường trước khi vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.

D. Thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu đô thị, khu dân cư tập trung.

Câu 05: Bảo vệ môi trường nông thôn phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, đường giao thông công cộng, hệ sinh thái tự nhiên phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, bảo vệ môi trường và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích.

B. Mạng lưới cấp, thoát nước, công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

C. Cụm dân cư nông thôn phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường; cảnh quan, cây xanh, ao hồ, hệ sinh thái nước mặt; nguồn nước phải được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo.

Câu 06: Trách nhiệm bảo vệ môi trường nơi công cộng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được quy định như thế nào?

A. Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

B. Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý.

C. Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

Câu 07: Nhãn sinh thái Việt Nam là gì?

A. Là nhãn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ sản xuất và quản lý thân thiện môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng, thải bỏ, bảo đảm an toàn cho môi trường, sức khỏe con người và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận.

B. Là nhãn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

C. Là nhãn ghi quá trình đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về đo lường và pháp luật khác có liên quan.

Câu 08: Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có quyền nào sau đây?

A. Yêu cầu chủ dự án đầu tư, cơ sở cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.

B. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với dự án đầu tư, cơ sở đó, trừ trường hợp các thông tin này thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

C. Tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; thực hiện biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.

D. Cả A, B và C.

Câu 09: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể bị áp dụng hình thức xử phạt chính nào? Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là bao nhiêu?

A. Cảnh cáo hoặc phạt tiền; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

B. Cảnh cáo hoặc phạt tiền; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

C. Cảnh cáo hoặc phạt tiền; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 4.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Câu 10: Tổ chức có hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

A. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 280.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng.

Câu 11: Mức phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi “gây ô nhiễm môi trường kéo dài, lặp lại nhiều lần mà không khắc phục được, đã bị xử phạt vi phạm hành chính” nào sau đây?

A. Không xây dựng kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường;

B. Gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA trở lên hoặc gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB trở lên.

C. Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại.

D. Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ; từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 12: Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nguyên tắc: “Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển”. Hãy cho biết các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và đánh giá tác động của các chính sách đó đối với việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc nêu trên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Bài thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button