Giáo DụcLớp 7

Soạn bài Phò giá về kinh ngắn gọn hay nhất

Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc. Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Với hệ thống bài soạn gồm 2 phần: bố cục bài thơ và hướng dẫn soạn văn, Trường Tiểu học Thủ Lệ hi vọng các em có thể nắm bắt được những nội dung kiến thức cần đạt cũng như trả lời được những câu hỏi trong SGK một cách dễ dàng và chính xác. Bài soạn văn chi tiết, các em có thể tham khảo dưới đây:

Bạn đang xem: Soạn bài Phò giá về kinh ngắn gọn hay nhất

1. Bố cục bài thơ

  • Chia làm 2 phần
    • Phần 1: (Hai câu đầu): Hào khí chiến thắng
    • Phần 2: (Hai câu cuối): Khát vọng hòa bình

2. Hướng dẫn soạn văn Phò giá về kinh

Câu 1: Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài “Tụng giá hoàn kinh sư” về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

  • Bài thơ có 4 câu thơ.
  • Mỗi câu có 5 tiếng.
  • Cách hiệp vần: ở tiếng cuối của dòng 2 và 4 (quan, san)

Câu 2: Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.

  • Cách biểu ý: trước tiên tái hiện những chiến công chống giặc ngoại xâm, sau thể hiện khát vọng hòa bình, lời động viên xây dựng, phát triển đất nước.
  • Cách biểu cảm: bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội, niềm tin, thương yêu cho đất nước.

Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

  • Điểm giống:
    • Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
    • Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Trên đây là bài soạn Phò giá về Kinh của Trần Quang Khải do Trường Tiểu học Thủ Lệ biên soạn dựa trên các câu hỏi trong phần đọc hiểu của SGK. Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo thêm kiến thức về bài thơ này tại đây: Bài thơ Phò giá về kinh.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button