Bài thu hoạch

Bài tham luận về dân vận khéo 2022

“Dân vận khéo” chính là sự đổi mới về phương thức, nội dung hoạt động của công tác dân vận Đảng nhằm khắc phục bệnh thành tích, hình thức, thay vào đó là mô hình cụ thể, có địa chỉ và có cách làm cụ thể. Dưới đây là các mẫu Bài tham luận về dân vận khéo hay nhất mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.

Bạn đang xem: Bài tham luận về dân vận khéo 2022

1. Bài tham luận về dân vận khéo số 1

Dân vận là vận động tất cả các lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho.

Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.

Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được.

Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức tòan dân ra thi hành.

Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.

Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.

Năm 1930 Bộ Chính trị quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm làm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và là ngày Dân vận cả nước. Vì Hội Nghị Trung ương lần thứ nhất từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930,đảng ta đã thông qua luận cương chính trị, Điều lệ Đảng, Án nghị quyết về tình hình Đông dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, các Án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động…Cuối tháng 10 năm 1930 hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng được xác lập: Ban Công vận, Ban Nông vận, Ban Thanh vận, Ban Phụ vận, Ban Quân đội vận (địch vận) và Mặt trận phản đế, đặt nền tảng toàn diện và hoàn chỉnh cho công tác dân vận của Đảng.

Tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VI) đã ban hành nghị quyết về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Đó là Nghị quyết số 08B/NQ-HNTW được kí ban hành vào ngày 27/3/1990. Để đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau đây:

Một là, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, và vì dân. Chúng ta cần tiếp tục phát huy khả năng to lớn của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh của cộng đồng dân tộc, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh vì hạnh phúc của nhân dân. Nền tảng của khối đòan kết tòan dân là giai cấp công nhân và nông dân lao động và trí thức xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước là nhằm thực hiện và đảm quyền làm chủ nhân dân.Nhân dân coi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh là sự nghiệp của chính mình. Mặt khác, nhân dân chủ động xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc đấu tranh chống lại những hiện tượng không lành mạnh trong nội bộ nhân dân và tích cực thực hiện đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các chủ trương, chính sách củ nhà nước.

Hai là, động lực thúc đẩy phong trào quần chúng ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân..

Trong xã hội do nhân dân làm chủ, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội gắn chặt và thống nhất với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp. Công tác vận động và tổ chức nhân dân chỉ có thể thành công nếu trước hết bảo vệ và đáp ứng được trên thực tế lợi ích thiết thân của người dân, từ đó kết hợp hài hòa các lợi ích, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

Ba là, các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng. Cùng với các đoàn thể chính trị – xã hội, trong giai đọan mới cần thành lập những tổ chức quần chúng đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống của nhân dân, hoạt động theo hướng ích nước lợi nhà, tương thân, tương ái, các tổ chức được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính được tổ chức trên từng địa phương hoặc có quy mô tòan quốc, không nhất thiết giống nhau. Các đòan thể chính trị – xã hội cần chủ động xây dựng và tham gia các tổ chức nói trên ,qua đó vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bốn là, công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể.

Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đòan thể, mà còn là trách nhiệm các tổ chức khác trong hệ thống chính trị,có phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mọi cán bộ Đảng viên, nhân viên Nhà nước đều phải tham gia công tác quần chúng theo chức trách của mình.

Đây là cuộc đấu tranh quyết liệt của các lực lượng cách mạng chống lại các thế lực thù địch trên các lĩnh vực để nhân dân tự giác đi theo con đường cách mạng. Đập tan mọi âm mưu chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác Dân vận. Coi đây là yếu tố làm gốc cho sự thành công của Cách mạng Việt Nam. Phương pháp Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Dân biết,dân bàn,dân làm,dân kiểm tra. Điều đó có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay:

Một:Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể bàn bạc với dân để cùng dân đặt kế hoạch xây dựng phường, khu dân cư, làm cho đời sống mọi mặt cả kinh doanh văn hóa, xã hội ở địa phương và từng hộ gia đình khá lên, mọi người được sống bình yên, đòan kết, tình làng nghĩa xóm. Trong các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp thì bàn bạc dân chủ với cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ.

Hai: Báo cáo công khai cho dân biết những công việc của địa phương, nhất là những vấn đề liên quan đến lợi ích trực tiếp của người dân, thực hiện công khai, minh bạch tài chính, thu chi,…

Đó là quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Ba: Tổ chức tốt cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thật dân chủ đúng pháp luật.

Để nhân dân có điều kiện kiểm tra, giám sát, chọn lựa những người đại biểu xứng đáng, đề nghị các vị ứng cử về quá trình phục vụ nhân dân của mình. Có gì cử tri chưa rõ chất vấn thì trả lời với cử tri được thoả lòng cân nhắc.

Không được áp đặt. bảo đảm cho cử tri quyền chọn lựa đại biểu, một quyền lợi xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước thiêng liêng của công dân.

Bốn: Các cơ quan có trách nhiệm giải quyết các đơn, thư khiếu nại, cố gắng tập trung thời gian và sức lực để sớm có kết luận và thông báo cho người khiếu nại. Những việc gì đã có kết luận thì các cơ quan liên quan phải chấp hành đúng theo luật định. Không được chậm trễ, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân.

Hiện nay việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một trong những vấn đề hết sức quang trọng để thực hiện quan điểm: Dân biết – dân làm – dân kiểm tra.

Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác.

Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.

Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.

Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ, chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.

Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp.

Trong trường …………… luôn thực hiện đúng quan điểm ”Đảng Lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Trong mỗi cuộc họp đều dành thời gian cho giáo viên đóng góp ý kiến của mình nhằm thực hiện đúng quy chế dân chủ cở sở. Mỗi kế họach của Lãnh đạo nhà trường đều có dự thảo thông qua cho mỗi thành viên nhà trường tham gia góp ý và sau đó biểu quyết thống nhất mới đưa vào thực hiện. Đặc biệt, tài chính của đơn vị luôn được công khai ở mỗi lần họp hội đồng nhà trường và treo ở văn phòng cho giáo viên theo dõi. Ở đầu năm học, Hội nghị công chức là dịp giáo viên cũng Lãnh đạo trường thẳng thắn trao trổi về chỉ tiêu thi đua, kế hoạch thực hiện các mặt giáo dục nhằm giúp cho giáo viên phấn đấu đạt thành tích cao nhất.Tất cả công việc đều thống nhất giữa giáo viên với Lãnh đạo Nhà trường.Trên đây là một số việc nhằm thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở của đơn vị tôi đang công tác .

Đến năm 2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã ban hành văn bản Số 23/NQ-TW,ngày 12/3/2003 chỉ đạo phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quan điểm của Đảng trong văn bản này:

Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại đoàn kết dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.

Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân lợi ích tập thể và lợi ích tòan xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực, tực cường xây dựng đất nước; xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại dòan kết toàn dân tộc.

Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Như vậy công tác Dân vận đã góp phần tuyên truyền và phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật và Nhà nước. Nâng cao nhận thức cho cán bộ – đảng viên cùng các tầng lớp nhân dân về ngày truyền thống Công tác Dân vận của Đảng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong tình hình mới.

2. Bài viết tham luận về dân vận khéo số 2

BÀI PHÁT BIỂU
Triển khai làm công tác dân vận tại xã ……..

Kính thưa: ………………………………………………………………………..

Thực hiện Thông báo kết luận số 108 – TB/HU ngày 12/12/2011 của BTV huyện ủy ………. về việc triển khai công tác dân vận, xây dựng cơ sở chính trị địa bàn xã Tân Minh năm 2011.

Thực hiện Kế hoạch số 1033/KH-UBND ngày 13/12/2011 của UBND huyện ………. V/v triển khai thực hiện làm tốt công tác dân vận xây dựng cơ sở chính trị địa bàn xã Tân Minh năm 2011.

Được sự quan tâm của Đảng bộ huyện ………., UBND huyện ………., Ban chỉ huy Quân sự huyện và Sư đoàn 316/QK2 tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ làm dân vận, xây dựng cơ sở chính trị địa bàn tại xã Tân Minh nhằm đẩy mạnh sự phối hợp hoạt động giữa lực lượng vũ trang với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tham gia xây dựng cơ sở chính trị, tăng cường củng cố bảo đảm quốc phòng – an ninh vững mạnh, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện, tăng cường đoàn kết quân dân, phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị tại xã và 3 khu dân cư (khu Nhằn Hạ, Gò Vố, Nhằn Thượng), tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các đối tượng, lứa tuổi vào sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể nhằm tăng tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên vào các tổ chức đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã đề ra, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phong trào giúp nhau xóa đói giảm nghèo nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân trong xã.

Trong đợt triển khai thực hiện công tác dân vận này, Đảng bộ – UBND huyện ………. và Sư đoàn 316/QK2 phối hợp với Đảng ủy – UBND xã Tân Minh tổ chức tu sửa đường giao thông liên thôn, mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, khoa học kỹ thuật, tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, hỗ trợ xóa nhà tạm cho một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng 02 nhà văn hóa, xây dựng nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách,… do vậy yêu cầu các cấp, các ngành ở địa phương tuyên truyền, quán triệt cho nhân dân nhận thức rõ được mục đích, ý nghĩa của việc làm công tác dân vận xây dựng cơ sở chính trị địa bàn, các ngành phối kết hợp với các đơn vị cùng tổ chức lao động và thực hiện một số nội dung và kế hoạch đề ra, vận động hội viên ủng hộ thực phẩm và chất đốt cho đơn vị, giữ vững tình đoàn kết quân dân, tổ chức giao lưu văn hóa – văn nghệ, TDTT,.. tạo mọi điều kiện tốt nhất để tổ công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cuối cùng xin chúc các vị đại biểu, các vị khách quí và tất cả các vị có mặt trong buổi lễ hôm nay dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc. Chúc cho đợt công tác dân vận đạt được kết quả cao và thật nhiều ý nghĩa.

Xin cảm ơn!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Bài thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button