Giáo DụcLớp 8

Vật lý 8 Bài 4: Biểu diễn lực

Bạn đang xem: Vật lý 8 Bài 4: Biểu diễn lực

Một vật có thể chịu tác động của 1 hoặc đồng thời nhiều lực. Vậy làm thế nào để biểu diễn lực?  

Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.

Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 4: Biểu diễn lực, cùng làm quen với các khái niệm mới như đại lượng véctơ, mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc, cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực

Chúc các em học tốt!

2.1. Ôn lại khái niệm lực

  • Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên . 

  • Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng 

 

2.2. Biểu diễn lực:

a. Lực là 1 đại lượng véctơ:

  • Lực có độ lớn, phương, chiều và điểm đặt

b.   Cách biểu diễn và kí hiệu về lực

  • Biểu diễn lực:    

    

  • Chiều theo mũi tên là hướng của lực

  • Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật ( điểm đặt của lực)

  • Phương và chiều là phương và chiều của lực

  • Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỷ lệ xích cho trước

  •  Kí hiệu về lực:

    • Véctơ lực được kí hiệu là  \(\underset{F}{\rightarrow}\)

    • Cường độ lực được kí hiệu là F

Lưu ý :

  •  Các đại lượng vật lí có hướng là các đại lượng vectơ nên lực là đại lượng vectơ.

  •  Ba yếu tố của lực là : điểm đặt, phương và chiều, độ lớn ; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.

  •  Ta thường dễ thấy được kết quả tác dụng lực làm thay đổi độ lớn vận tốc (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy được tác dụng làm đổi hướng của vận tốc, chẳng hạn như :

    •  Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.

    •  Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc.

Bài 1

Biểu diễn các lực sau đây : 

  • Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N).

  • Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích là 1cm ứng với 5000N).

Hướng dẫn giải

Bài 1

Bài 2.

Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình dưới đây:

a     b

Hướng dẫn giải

  • Hình a: Vật chịu tác dụng của hai lực: lực kéo \(F_{k}\) có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 5 x 50 = 250N. Lực cản \(F_{c}\) có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 3 x 50 = 150N.

  • Hình b: Vật chịu tác dụng của hai lực: trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 2 x 100 = 200N. Lực kéo \(F_{k}\) nghiêng một góc 30° với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ 3 x 100 = 300N.

4. Luyện tập Bài 4 Vật lý 8

Qua bài giảng Biểu diễn lực này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.

  • Nhận biết được lực là đại lượng véctơ. Biểu diễn được véctơ lực.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. 

    • A.
      Vận tốc không thay đổi
    • B.
      Vận tốc tăng dần
    • C.
       Vận tốc giảm dần
    • D.
      Có thể tăng dần và cũng có thê giảm dần.
  • Câu 2:

    Trên hình vẽ a và b: \(F_{1}\) và \(F_{2}\) là các lực tác dụng lên các vật (1) và (2), \(v_{1}\)và \(v_{2}\) là vận tốc ban đầu của các vật. 

    Trong các kết luận sau đây, kết quả nào là đúng?

    2

    • A.
      Vận tốc vật (1) tăng, vận tốc vật (2) tăng.
    • B.
      Vận tốc vật (1) tăng, vận tốc vật (2) giảm.
    • C.
      Vận tốc vật (1) giảm, vận tốc vật (2) tăng.
    • D.
      Vận tốc vật (1) giảm, vận tốc vật (2) giảm.
  • Câu 3:

    Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:   …. là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

    • A.
      Vecto
    • B.
      Thay đổi
    • C.
      Vận tốc
    • D.
      Lực

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Biểu diễn lực

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 15 SGK Vật lý 8

Bài tập C2 trang 15 SGK Vật lý 8

Bài tập C3 trang 16 SGK Vật lý 8

Bài tập 4.1 trang 12 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.2 trang 12 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.3 trang 12 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.4 trang 12 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.5 trang 12 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.6 trang 12 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.7 trang 13 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.8 trang 13 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.9 trang 14 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.10 trang 14 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.11 trang 15 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.12 trang 15 SBT Vật lý 8

Bài tập 4.13 trang 15 SBT Vật lý 8

5. Hỏi đáp Bài 4 Chương 1 Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button