Giáo DụcLớp 7

GDCD 7 Bài 2: Trung thực

Bạn đang xem: GDCD 7 Bài 2: Trung thực

Bài này sẽ giúp các em hiểu được thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực? Ý nghĩa của trung thực. Qua đó hình thành ở thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực. Bên cạnh đó biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày và có thể tự kiểm tra hành vi của minh và biện pháp rèn luyện tính trung thực.

  • Sự công minh, chính trực của một nhân tài
  • Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp.
  • Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nổi tiếng lấn át mình.
  • Oán hận, tức giận.
  • Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.
  • Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc.
  • Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực.

1.2. Nội dung bài học

1. Khái niệm

  • Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che dấu hoặc làm sai lệch sự thật

2. Biểu hiện của tính trung thực

  • Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn…)
  • Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.
  • Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.
  • Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí

3. Ý nghĩa

  • Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng
  • Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội

2. Luyện tập Bài 2 GDCD 7

Qua bài này các em cần hiểu, trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che dấu hoặc làm sai lệch sự thật. Và phải có thái độ sống không gian dối, không gian lận không vì lợi ích của mình mà làm việc sai trái.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực. 

    • A.
      Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra
    • B.
      Không bao che cho bạn khi mắc lỗi
    • C.
      Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn
    • D.
      Nhặt được của rơi trả cho người bị mất
  • Câu 2:

    Hành vi nào sau đây biểu hiện tính trung thực. 

    • A.
      Chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra
    • B.
      Bao che khuyết điểm cho bạn
    • C.
      An nhặt được ví tiền liền cất kĩ trong cặp của mình
    • D.
      Hoa luôn nhận lỗi khi biết đó là lỗi của mình
  • Câu 3:

    Ca dao tục ngữ thể hiện tính trung thực

    • A.
      Cây ngay không sợ chết đứng
    • B.
      Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
    • C.
      Người gian thì sợ người ngay 
      Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
    • D.
      A, B, C đúng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 8 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 8 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 8 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 8 SGK GDCD 7

Bài tập 5 trang 8 SGK GDCD 7

3. Hỏi đáp Bài 2 GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button