Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Toán 6 Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính – Kết nối tri thức

Bạn đang xem: Toán 6 Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính – Kết nối tri thức

Để học bài Thứ tự thực hiện các phép tính Trường Tiểu học Thủ Lệ xin mời các em cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học.

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.

Trong một biểu thức có thể có dấu ngoặc.

1.2. Quy ước thực hiện các phép tính

a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc.

+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

Lũy thừa \( \to \)  nhân và chia \( \to \)  cộng và trừ.

b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : \(\left( {} \right) \to \left[ {} \right] \to \left\{ {} \right\}\)

Ví dụ:

Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) \(3 + 2.5\)      

Trong biểu thức có phép cộng và phép nhân nên ta thực hiện phép nhân trước, tính 2.5 trước rồi cộng với 3.

Ta có: \(3 + 2.5 = 3 + 10 = 13\)

b) \(5.\left( {{3^2} – 2} \right)\)

Trong biểu thức có dấu ngoặc nên ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước rồi nhân với 5 sau:

Trong ngoặc có phép nâng lên lũy thừa nên ta tính \({3^2}\) trước rồi trừ đi 2.

\(\left( {{3^2} – 2} \right) = \left( {9 – 2} \right) = 7\)

\(5.\left( {{3^2} – 2} \right) = 5.\left( {9 – 2} \right) = 5.7 = 35\)

Câu 1: Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) 25. 29 – 32 + 125              

b) 2.32 + 5.(2 + 3).

Hướng dẫn giải

a) 25.2− 3+ 125 = 25.8 – 9 + 125 = 316.

b) 2.32 + 5.(2 + 3) = 2.9+5.5 = 43.

Câu 2: Một người đi xe đạp trong 5 giờ. Trong 3 giờ đầu, người đó đi với vận tốc 14 km/h; 2 giờ sau, người đó đi với vận tốc 9 km/h.

a) Lập các biểu thức tính quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu; trong 2 giờ sau; trong 5 giờ.

b) Tính quãng đường người đó đi được trong 5 giờ.

Hướng dẫn giải

a) Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là:        

             3 . 14 = 42 (km)

Quãng đường người đó đi được trong 2 giờ sau là:        

             2 . 9 = 18 (km)

b) Quãng đường người đó đi được trong 5 giờ là:        

             42 + 18 = 60 (km)

Câu 3: Tìm số tự nhiên x, biết : \(( 6x – 39 ) : 3 = 201\)

Hướng dẫn giải:

 \((6x – 39 ) : 3 = 201 \)

Suy ra : 

\((6x -39 ) = 201 . 3\)

\(6x – 39 = 303\)

\(6x = 303 – 39 = 264\)

\(x = 44\)

Luyện tập Bài 8 Chương 1 Toán 6 KNTT

Qua bài giảng này giúp các em nắm được các nội dung như sau:

– Quy ước thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc và biểu thức có dấu ngoặc

– Áp dụng các quy ước vào giải bài tập.

3.1. Bài tập tự luận về Thứ tự thực hiện các phép tính

Câu 1: Tìm số tự nhiên \(x\), biết : \(25 + 5x = 5^6 : 5^3\)

Câu 2: Thực hiện phép tính : \(4 . 5^2 – 6 . 3^2\)

Câu 3: Tính \(60 – [120 – (42 – 33)^2]\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm về Thứ tự thực hiện các phép tính

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 7 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

  • Câu 1:

    Cho biết giá trị của biểu thức 2[(195 + 35:7):8 + 195] – 400 bằng

    • A.
      140  
    • B.
      60
    • C.
      80
    • D.
      40
  • Câu 2:

    Kết quả của phép tính \({3^4}.6 – [131 – {\left( {15 – 9} \right)^2}]\)

    • A.
      319  
    • B.
      931
    • C.
      193 
    • D.
      391
  • Câu 3:

    Tìm giá trị của x thỏa mãn 165 – (35:x + 3).19 = 13

    • A.
      x = 7 
    • B.
      x = 8
    • C.
      x = 9
    • D.
      x = 10

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.3 Bài tập SGK về Thứ tự thực hiện các phép tính

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 7 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1

Giải câu hỏi trang 25 Toán lớp 6 Tập 1 SGK Kết nối tri thức

Luyện tập 1 trang 26 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Vận dụng trang 26 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Luyện tập 2 trang 26 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.46 trang 26 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.47 trang 26 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.48 trang 26 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.49 trang 26 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.62 trang 25 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.63 trang 26 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.64 trang 26 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.65 trang 26 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.66 trang 26 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Giải bài 1.67 trang 26 SBT Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 – KNTT

Hỏi đáp Bài 8 Chương 1 Toán 6 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button