Giáo Dục

Đề thi trạng nguyên Tiếng việt lớp 3 vòng 17 năm học 2021-2022

Đề thi trạng nguyên Tiếng việt lớp 3 vòng 17 năm học 2021-2022 gồm các câu hỏi trong các vòng thi hương giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện các kiến thức đã được học trong sách giáo khoa đồng thời mở rộng, nâng cao kiến thức và bồi dưỡng cho học sinh về môn tiếng Việt. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Bạn đang xem: Đề thi trạng nguyên Tiếng việt lớp 3 vòng 17 năm học 2021-2022

Trạng Nguyên tiếng Việt lớp 3 Vòng 17

ÔN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 3

VÒNG 17 – ĐỀ 1

Bài 1. Điền từ hoặc số vào chỗ chấm

Câu 1. Chân ………….đá mềm

Câu 2. Không có lửa làm sao có ……….

Câu 3. Tre …………dễ uốn

Câu 4. Danh …………thắng cảnh

Câu 5. Tay làm hàm …………tay quai miệng trễ

Câu 6. Rừng …………..biển bạc

Câu 7. Mẹ tròn ………………vuông

Câu 8. Đen như củ …………..thất

Câu 9. Đồng ……………hiệp lực

Câu 10. Non ……………nước biếc

Bài 2. Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để được câu đúng

Trắc nghiệm 1

Câu 1. Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ viết đúng chính tả?

  1. thức giậy, gianh giá, giục giã
  2. gieo trồng, phút dây, dành dụm
  3. giẫm đạp, đường ray, chui rúc
  4. dinh dưỡng, giản dị, gia giẻ

Câu 2. Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?

“Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các trùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và chải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần chụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng.”

(Theo Nguyễn Đình Thi)

a. 2 b. 3 c. 4 d. 5

Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu tục ngữ đúng: Ngựa chạy có …, chim bay có …

a. bầy – bạn     b. bầy – đàn     c. đàn – bạn     d. đàn – bầy

Câu 4. Những sự vật nào được nhân hóa trong khổ thơ dưới đây?

“Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.”

(Đỗ Quang Huỳnh)

a. đồng làng, heo may, hạt mưa b. vườn, tiếng chim, mầm cây

c . mầm cây, hạt mưa, cây đào d. mắt, vườn, cây đào

Câu 5. Giải câu đố sau:

Có sắc: nhảy nhót lùm cây

Bỏ sắc: sáng chín tầng mây đêm về.

Từ có sắc, bỏ sắc là những từ nào?

a. cáo – cao b. sáo – sao c. dế – dê d. trắng – trăng

Câu 6. Trong bài thơ “Bàn tay cô giáo”, những sự vật được sáng tạo từ bàn tay cô sẽ tạo ra bức tranh về cảnh gì?

a. cảnh đêm khuya trên biển

b. cảnh hoàng hôn trên biển

c. cảnh hoàng hôn trên biển

d. cảnh bình minh trên biển

Câu 7. Có bao nhiêu từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn dưới đây?

“Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.”

(Theo Phạm Đức)

a. 2 b. 3 c. 4 d. 5

Câu 8. Từ nào dưới đây không cùng nghĩa với các từ còn lại?

a. quốc gia b. đất nước c. non sông d. sông nước

Câu 9. Câu văn nào dưới đây sử dụng dấu phẩy chưa hợp lí?

Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Bao năm rồi mà tôi vẫn không sao, quên được vị thơm ngậy của chiếc bánh khúc.

Bác sĩ, giáo viên là những người trí thức cống hiến hết mình cho đất nước.

Bầu trời mùa thu cao lồng lộng, thăm thẳm xanh.

Câu 10. Câu ca dao dưới đây viết về địa danh nào?

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

a. Sơn La b. Cao Bằng c. Lạng Sơn d. Bắc Kạn

Do nội dung rất dài, mời các bạn tải Đề thi trạng nguyên Tiếng việt lớp 3 vòng 17 năm học 2021-2022 để xem đầy đủ nội dung.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button