Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

KHTN 6 Bài 14: Một số nhiên liệu – Kết nối tri thức

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 14: Một số nhiên liệu – Kết nối tri thức

Bài học này sẽ giúp các em được tìm hiểu kiến thức về Bài 14: Một số nhiên liệu, với nội dung đầy đủ, chi tiết hy vọng sẽ giúp các em thật nhiều trong quá trình học tập.

– Khái niệm: là những chất cháy được và khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt.

Ví dụ: gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng…

– Ứng dụng:  sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ, phát điện

– Hầu hết các nhiên liệu đề nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn)

1.2. Nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu

– Nguồn nhiên liệu: than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên được tạo thành cách đây hàng triệu năm do sự phân hủy thảm thực vật ở điều kiện không có oxygen

– Than đá: Chứa nhiều tạp chất => khi đốt sinh ra nhiều chất độc hại

→ Khuyến cáo là loại nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường nhất trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch

– Dầu mỏ, khí thiên nhiên: thường tồn tại cùng nhau trong cùng mỏ dầu.

+ Khi chưng cất dầu thô ta thu được các nhiên liệu là dầu hỏa, xăng và khí đốt

+ Các mỏ dầu có trữ lượng lớn được phát hiện ở Việt Nam là ở biển Đông: Bạch Hổ, Lan Tây…

1.3. Sơ lược về an ninh năng lượng

– Mỗi hoạt động của chúng ta đều cần đến năng lượng → mỗi quốc gia phải có chương trình đảm bảo đủ năng lượng cho mọi hoạt động

– Các nguồn năng lượng thông thường: than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên (là những nguồn năng lượng không tái tạo), phải mất hàng triệu năm để hình thành, do đó sẽ cạn kiệt dần

– Chúng ta nên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học…

Câu 1. Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí nhiên nhiên

Hướng dẫn giải

Dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí nhiên nhiên đều là những nhiên liệu cháy và tỏa rất nhiều nhiệt.

Ứng dụng: nấu ăn, sưởi ấm, dùng cho công nghiệp luyện kim, chạy động cơ.

Câu 2. Hãy cho biết một số tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Hướng dẫn giải

Nhiên liệu hóa thạch khi sử dụng sẽ tác động xấu đến môi trường:

– Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng sức khỏe con người

– Gây ô nhiễm nguồn đất , nước, không khí (mưa axit, hiệu ứng nhà kính,…)

– Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học

– Mực nước biển dâng lên đe dọa cuộc sống con người

– Cạn kiệt nguồn tài nguyên

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

– Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học gồm 4 hệ thống chính,.

– HS nêu được cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Thế nào là nhiên liệu?

    • A.
      Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
    • B.
      Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.
    • C.
      Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
    • D.
      Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người
  • Câu 2:

    Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

    • A.
      Than đá.
    • B.
      Dầu mỏ.
    • C.
      Khí tự nhiên.
    • D.
      Ethanol.
  • Câu 3:

    Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

    • A.
      Phơi củi cho thật khô.
    • B.
      Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.
    • C.
      Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.
    • D.
      Chẻ nhỏ củi.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 50 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 50 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 51 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Hoạt động mục 2 trang 51 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 51 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 14.1 trang 25 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 14.2 trang 25 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 14.3 trang 25 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 14.4 trang 25 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 14.5 trang 25 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 14 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button