Giáo DụcLớp 9

Sinh học 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

Bài viết gần đây

Bạn đang xem: Sinh học 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

Trong bài học này các em được tìm hiểu phép lai hai tính trạng của Menđen về thí nghiệm và kết quả thí nghiệm. Các em biết đến khái niệm biến dị tổ hợp và nhận biết được các dạng biến dị xuất hiện ở đời con

1.1. Thí nghiệm của Menđen

1.1.1. Thí nghiệm:

Lai hai thứ đậu hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản:

lai hai cặp tính trạng

1.1.2. Phân tích kết quả phép lai của Menđen

Phân tích kết quả phép lai hai tính trạng

⇒ Tỉ lệ Vàng: Xanh: 3: 1; Tỉ lệ Trơn : Nhăn: 3:1

  • Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 Vàng – Trơn: 3 Vàng- Nhăn: 3 Xanh – Trơn: 1 Xanh – Nhăn ⇒ 9: 3: 3:1

1.1.3. Kết luận

  • Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 của từng cặp tính trạng là 3:1 tuân theo quy luật phân li.
  • Tỉ lệ kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó ⇒ Các tính trạng phân li độc lập.

1.2. Biến dị tổ hợp

Biến dị tổ hợp là sự xuất hiện các kiểu hình khác vs bố mẹ do sự tổ hợp 1 cách ngẫu nhiên của các tính rạng phân li độc lập.

2. Luyện tập Bài 4 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét.

  • Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen.

  • Nêu được khái niệm biến dị tổ hợp, cho ví dụ.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình:

    • A.
      Hạt vàng, vỏ trơn 
    • B.
      Hạt vàng, vỏ nhăn
    • C.
      Hạt xanh, vỏ trơn
    • D.
      Hạt xanh, vỏ nhăn
  • Câu 2:

    Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là:

    • A.
      9: 3: 3 :1 
    • B.
      3: 1              
    • C.
      1: 1
    • D.
      1: 1: 1: 1
  • Câu 3:

    Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:

    • A.
      AABB
    • B.
      AAbb
    • C.
      aaBB
    • D.
      Cả 3 kiểu gen vừa nêu

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 16 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 16 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 16 SGK Sinh học 9

Bài tập 30 trang 16 SBT Sinh học 9

3. Hỏi đáp Bài 4 Chương 1 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button