Giáo Dục

Bài tập điền ch hay tr lớp 2

Phần chính tả là một trong những nội dung quan trọng của chương trình Tiếng Việt đối với các em học sinh Tiểu học. Tr hay ch là những từ rất hay gặp khi các em làm dạng bài chính tả. Vậy quy tắc phân biệt ch / tr? Bài tập chính tả điền tr/ch để các em vận dụng, rèn luyện để phân biệt được ra sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ nhé.

Bạn đang xem: Bài tập điền ch hay tr lớp 2

1. Quy tắc phân biệt ch / tr

Ghi nhớ:

– Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trẹt lét, trọc lóc, trụi lũi).

– Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt,…

– Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…
– Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…

– Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.

– Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng (.) và huyền ( ) viết tr.

Mẹo tr / ch:

– Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt.

Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ HV.

Cụ thể: Tiếng HV mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch): tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có: chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).

2. Bài tập điền ch hay tr

1. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

Công … a như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước … ong nguồn … ảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính … a

Cho …òn …ữ hiếu mới là đạo con.

Đáp án:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

2. … uyền….. ong vòm lá

…… im có gì vui

Mà nghe ríu rít

Như ….ẻ reo cười ?

Đáp án:

Chuyền trong vòm lá

Chim có gì vui

Mà nghe ríu rít

Như trẻ reo cười?

3. đánh …ống, …ống gậy, …èo bẻo, leo …èo, quyển …uyện, câu …uyện.

Đáp án: 

đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo, quyển truyện, câu chuyện.

4.  cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ

Đáp án:  cuộn tròn, chân thật, chậm tr

5. Mặt …òn mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng …ên cao

Đêm về đi ngủ, …ui vào nơi đâu?

Đáp án:

Mặt tròn mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng trên cao

Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button