Giáo Dục

Lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước (hay nhất)

Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu đến các em tài liệu Lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 5 biết cách lập dàn ý chi tiết để chuẩn bị cho bài văn tả cảnh hay và đặc sắc nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Bạn đang xem: Lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước (hay nhất)

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước mà em đã quan sát được.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

– Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông.

– Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.

– Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.

b. Thân bài: Tả dòng sông

– Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.

– Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.

– Buổi sớm:

  • Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
  • Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
  • Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
  • Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
  • Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
  • Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
  • Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.

– Buổi trưa:

  • Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
  • Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
  • Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
  • Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

– Buổi chiều:

  • Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
  • Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
  • Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
  • Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
  • Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

– Em rất yêu dòng sông quê ngoại.

– Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.

2. Dàn ý số 2

a. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

– Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

– Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

b. Thân bài: Tả dòng sông

* Buổi sớm:

  • Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
  • Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
  • Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
  • Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
  • Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
  • Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
  • Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
  • Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
  • Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

* Buổi chiều:

  • Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
  • Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
  • Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
  • Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
  • Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

– Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

– Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

3. Dàn ý số 3

a. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

– Vào mùa hè, em cùng gia đình đi tắm biển ở Vũng Tàu.

– Bãi biển Vũng Tàu là một thắng cảnh đẹp của đất nước ta.

b. Thân bài: Tả bãi biển:

  • Bãi biển chạy vòng từ Bãi Trước đến Bãi Sau.
  • Bờ biển cong cong hình lưỡi liềm ôm gọn lấy bãi cát trắng thoai thoải.
  • Các dãy núi lớn nhỏ nhấp nhô ôm lấy biển.
  • Mặt trời nhô lên từ từ, sáng rực và tròn to như cái đĩa khổng lồ.
  • Buổi sáng biển lặng sóng, êm ả như mặt hồ.
  • Gió thổi mát lộng xen lẫn ánh nắng lung linh dập dờn trên những đợt sóng biển nhè nhẹ.
  • Mặt biển mênh mông, không thấy đâu là bến bờ.
  • Nước biển xanh lơ, rồi xanh thẳm, thay đổi theo buổi trong ngày.
  • Sóng biển ì ầm từng đợt cuồn cuộn ào ạt xô vào bờ cát.
  • Cát trắng mịn màng óng ánh dưới ánh nắng chói chang.
  • Hàng dương xanh ngắt hai bên bãi biển vi vu, ngả nghiêng theo gió.
  • Những chiếc dù xanh đỏ xếp liền nhau trên bãi biển.
  • Du khách tấp nập đông đúc trên chiếc ghế dài hướng ra biển hóng mát.
  • Tiếng nói cười xen lẫn tiếng sóng biển ầm ĩ.
  • Trẻ em vui đùa trên bãi cát, hoặc cùng cha mẹ tắm biển gần bờ.
  • Nhiều trò chơi tập thể vui nhộn, sôi nổi, tạo không khí vui vẻ, sảng khoái diễn ra trên biển.
  • Thỉnh thoảng có vài du khách chơi trò cảm giác mạnh trên biển như ca nô lướt sóng, mô tô nước,… Họ điều khiển ca nô, mô tô nước vượt qua những con sóng cao trong tiếng cổ vũ của người xem.
  • Đàn chim biển tung cánh bay rợp trời.
  • Xa xa, đoàn thuyền đánh cá nhấp nhô xuôi ngược.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

– Bãi biển Vũng Tàu có những nét riêng hấp dẫn khách du lịch.

– Em mong hè nào cũng được ba mẹ dẫn đi chơi.

– Khu du lịch này có tiềm năng cao đem lại nguồn lợi về kinh tế cho nước nhà.

4. Dàn ý số 4

a. Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu về dòng sông mà em muốn miêu tả.

– Gợi ý: Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.

b. Thân bài:

– Miêu tả chung về dòng sông:

  • Dòng sông đó nằm ở vị trí nào?
  • Đó là một dòng sông tự nhiên mà có hay là do người dân đào nên?
  • Con sông có tên gọi là gì? Tên gọi đó do ai đặt? Cách đặt tên đó gắn liền với quan niệm hay một câu chuyện nào không?
  • Dòng sông đó bắt nguồn từ đâu? Chảy qua những nơi nào và đổ về đâu?
  • Chiều dài, bề rộng, chiều sâu của dòng sông khoảng bao nhiêu? (nếu không thể nói số đo chính xác, thì có thể so sánh với những sự vật khác để xác định kích thước)

– Miêu tả chi tiết dòng sông:

  • Nước sông ở đây có màu gì? (thay đổi như thế nào theo mùa)
  • Nước sông luôn đầy ắp quanh năm hay có sự nâng lên, giảm xuống tùy vào mùa mưa, mùa khô?
  • Dưới đáy sông là gì? (lớp bùn non, lớp cát sỏi…)
  • Thế giới sinh vật dưới sông có gì đặc biệt? (tôm, cua, cá, các loại rong, bèo…)
  • Hai bên bờ sông có được xây dựng bờ kè, cầu thang, cầu gỗ để tiện lên xuống dòng sông không?

– Hoạt động của con người với dòng sông:

  • Những người kiếm sống nhờ dòng sông (đánh bắt tôm cá, thả bè nuôi cá trên sông, tàu thuyền chờ đồ trên mặt sông…)
  • Mọi người giặt giũ, lấy nước… ở hai bên bờ sông
  • Lũ trẻ con xuống tắm, bơi lội ở khúc sông cạn vào mùa hè nóng bức
  • Những quán nước, chòi nghỉ chân dựng cạnh bờ sông cho mát mẻ
  • Các bến tàu thuyền ở các khúc sông tập nập người qua sông…

c. Kết bài:

– Tình cảm của em dành cho con sông quê hương.

– Ý nghĩa của con sông ấy đối với em và đối với quê hương em.

– Gợi ý: Dòng sông quê hương ấy đã bồi đắp lên tuổi thơ tuyệt vời của em, và của biết bao đứa trẻ khác ở vùng nông thôn ấy. Nay, dù đã lên thành phố cùng bố mẹ suốt gần năm năm rồi, mà em vẫn còn nhớ mãi hình ảnh con sông đầy ăm ắp ấy; còn nhớ mãi cảm giác ngụp lặn dưới dòng nước mát ấy. Em mong rằng, dù thời gian trôi qua, quê hương em đang từng ngày thay đổi, thì dòng sông quê hương ấy vẫn sẽ mãi hiền hòa và bao dung với người dân nơi đây như thuở nào.

5. Dàn ý số 5

a. Mở bài: 

– Giới thiệu về dòng sông quê em: Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.

b. Thân bài:

* Tả khái quát:

– Dòng sông dài ngoằn nghèo

– Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc

– Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la

– Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm

* Tả chi tiết:

– Buổi sáng:

  • Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
  • Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
  • Tấp nập người qua sông
  • Rồi người làm việc trên sông
  • Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông

– Buổi trưa:

  • Nắng trải dài trên sông
  • Dòng sông nằm phẳng lặng
  • Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
  • Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
  • Các mẹ thì tất bật giặt quần áo

– Buổi chiều:

  • Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
  • Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
  • Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
  • Màn đêm bắt đầu buông xuống

– Buổi tối:

  • Dòng sông chìm trong bóng tối
  • Những người đi thả cá, bắt tôm
  • Những ánh đèn mập mờ trên sông
  • Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm

– Lợi ích của dòng sông:

  • Cung cấp nước sinh hoạt
  • Mang lại lương thực thực phẩm
  • Điều hòa nguồn nước
  • Điều hòa không khí

c. Kết bài: 

– Nêu cảm nghĩ của em về dòng sông: Con sông đã cùng em lớn lên, con sông như một người bạn thời cắp sách của em. Con sông mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em và những người trong làng em. Em rất yêu con sông quê em.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button