Hỏi Đáp

Cổng thông tin một cửa quốc gia là gì 2022?

Cổng thông tin một cửa quốc gia là gì 2022? Cơ chế một cửa và cổng thông tin một cửa quốc gia chắc hẳn là cụm từ khá quen thuộc khi công dân tiến hành các thủ tục hành chính. Tuy nhiên Cổng thông tin một cửa quốc gia là gì và quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam hiện nay ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ cung cấp thông tin cần thiết để hiểu rõ về vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo.

Bạn đang xem: Cổng thông tin một cửa quốc gia là gì 2022?

Hướng dẫn về cổng thông tin một cửa quốc gia
Hướng dẫn về cổng thông tin một cửa quốc gia

1. Cổng thông tin một cửa quốc gia là gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Hải quan 2014: Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

2. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếng Anh là gì?

Cơ chế một cửa quốc gia tiếng Anh là “National single window mechanism” – là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lí nhà nước.

3. Cổng thông tin một cửa quốc gia để làm gì?

Truy cập cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ trang thông tin chính thống
Truy cập cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ trang thông tin chính thống

Theo quy định của Nghị định 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 Cổng thông tin một cửa quốc gia có chức năng năng sau:

  • Tiếp nhận chứng từ điện tử, thông tin khai và các thông tin có liên quan, xác thực chữ ký số của người khai và các cơ quan xử lý. Chuyển chứng từ điện tử, thông tin khai và các thông tin có liên quan của người khai đến hệ thống xử lý chuyên ngành đồng thời lưu trữ thông tin từ người khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia nhằm mục đích tra cứu, thống kê.
  • Tiếp nhận kết quả xử lý và thông báo từ hệ thống xử lý chuyên ngành; phản hồi kết quả xử lý cho người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan; lưu trữ trạng thái của các giao dịch điện tử, chứng từ điện tử được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thời hạn lưu trữ trạng thái các giao dịch điện tử và chứng từ điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định lưu trữ hồ sơ của pháp luật chuyên ngành.
  • Cung cấp các thông tin giải quyết thủ tục hành chính, thống kê số liệu theo yêu cầu từ các cơ quan xử lý và người khai phù hợp chức năng, thẩm quyền của cơ quan xử lý và quyền, trách nhiệm của người khai. Đăng tải quy định của pháp luật chuyên ngành về chính sách quản lý, thủ tục hành chính và người thực hiện theo quy định của nghị định này. Đặc biệt, Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ kết nối với hệ thống thông tin của các quốc gia và vùng lãnh thổ theo thỏa thuận quốc tế đã ký kết, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Quy định Cổng thông tin một cửa quốc gia

Tại Điều 5 Nghị định 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định việc vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia theo nguyên tắc:

  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật thương mại, bí mật kinh doanh và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan, đầy đủ và kịp thời của các thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Đồng thời tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Quy trình khi thực hiện cơ chế một cửa quốc gia được quy định tại Điều 7 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Người khai hải quan khai thông tin, nộp chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thời điểm khai thông tin, nộp chứng từ điện tử thực hiện theo quy định của Luật hải quan, pháp luật quản lý chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn.
  • Các cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý thông tin của người khai hải quan; phản hồi kết quả xử lý cho người khai hải quan; trao đổi thông tin khai thủ tục hành chính và kết quả xử lý thông tin khai thủ tục hành chính giữa các cơ quan nhà nước với nhau thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Người khai hải quan tiếp nhận kết quả xử lý từ các cơ quan nhà nước thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Người khai hải quan không phải nộp, xuất trình chứng từ giấy đối với các chứng từ đã được tiếp nhận, xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trừ các chứng từ phải nộp bản giấy theo quy định của pháp luật.
  • Cơ quan hải quan căn cứ kết quả xử lý của các cơ quan nhà nước để ra quyết định cuối cùng về thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phản hồi kết quả cho người khai hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cơ chế một cửa mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hành chính như: tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực quản lý của nhà nước. Đồng thời nhất quán về đối tượng, hồ sơ, thủ tục hành chính.

Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về Cổng thông tin một cửa quốc gia.  Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Là gì?, Hành chính tại mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button