Hỏi Đáp

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là gì? Tội rửa tiền bị phạt tù bao nhiêu năm? Quy trình rửa tiền như thế nào? Đây là những câu hỏi nhiều người thắc mắc. Để giải đáp được, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.

Bạn đang xem: Rửa tiền là gì?

1. Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc chuyển tiếp.

Rửa tiền là gì?

2. Những đối tượng thực hiện rửa tiền

  • Các tổ chức khủng bố
  • Những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…)
  • Những đối tượng tham nhũng
  • Những người muốn tránh thuế, các đối tượng muốn giữ kín thu nhập thật sự (dù là hợp pháp) của mình nói chung.

Tiền bẩn có thể từ các doanh nghiệp làm ăn công khai, chẳng hạn khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế. Có hai phương pháp để làm việc này. Một là khai gian giá trị những dịch vụ mà bản chất là hợp pháp. Hai là khai (như trong hóa đơn) một dịch vụ hoàn toàn không có (kể cả việc lập công ty ma). Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai man giá chuyển giao (transfer price) để tránh thuế của các công ty xuyên quốc gia.

3. Các giai đoạn của quá trình rửa tiền

Quy trình rửa tiền thường diễn ra ở 3 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn sắp xếp (placement): Tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền.
  • Giai đoạn phân tán (layering): Các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại… nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản.
  • Giai đoạn quy tụ (integration): Các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mục đích.

Hoạt động rửa tiền có thể diễn ra ngay tại các doanh nghiệp làm ăn công khai, khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế. Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai man giá chuyển giao (transfer price) để tránh thuế của các công ty xuyên quốc gia.

Tất nhiên, ba nhóm tham nhũng, rửa tiền và kinh doanh bất chính không hoàn toàn biệt lập mà cũng có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau và tiếp sức cho nhau.

Ví dụ: Tham nhũng thì cần có người để rửa tiền hối lộ, người rửa tiền này có thể là tội phạm chuyên nghiệp hoặc công ty ma. Ngược lại, tội phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ dịch vụ rửa tiền.

4. Tội rửa tiền bị phạt tù bao nhiêu năm?

Tội rửa tiền được quy định rõ tại điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và Nghị quyết số 03/2019 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

Theo đó, tùy vào tính chất, giá trị tiền và tài sản, khoản thu lợi bất chính, hành vi phạm tội có thể đối mặt với khung hình phạt lên đến 15 năm tù.

“Hành vi bị cáo buộc là có dấu hiệu của tội rửa tiền xuất phát từ 2 nguồn cơ bản. Có thể là tiền đó do hành vi phạm tội mà có, có nghĩa là có một người cố tình làm trái pháp luật, để có được nguồn tiền, sau đó người này sử dụng nguồn tiền vào các mục đích khác (như góp vốn kinh doanh vào công ty khác, mua nhà, mua xe…) nhằm không còn lưu trữ số tiền do hành vi phạm tội của mình, biến dòng tiền đó thành những tài sản khác. Hoặc người đó biết hoặc có cơ sở để biết tiền đó là do người khác phạm tội mà có, nhưng vẫn đứng ra nhận số tiền này và tiếp tục quay vòng nguồn tiền để không còn giữ nguyên trạng tháng ban đầu của nó”, LS Phát phân tích.

Tội rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận, tài sản có được từ hành vi phạm tội mà có trở thành các tài sản hợp pháp. Theo điều 324, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), thì người phạm tội này sẽ bị mức án thấp nhất là 1 năm tù và cao nhất là 15 năm tù.

5. Hậu quả và chính sách phòng chống rửa tiền

Cũng có người cho rằng, một số quốc gia, nhất là ở phương Tây, đã có lợi nhờ tiền bẩn.

Khách quan nhìn từ quan điểm phân bố nguồn lực (tạm gác qua một bên những phán đoán đạo lý và pháp luật), một số nhà kinh tế cực đoan (tôn sùng thị trường) cho rằng không có tiền nào là bẩn, tiền nào là sạch. Theo họ, “rửa tiền” chỉ là phản ứng “hợp lý” của mọi “cá thể kinh tế”: không ai muốn trả thuế và ai cũng muốn vận dụng tài sản của mình vào những hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Như vậy, tiền bẩn, theo họ, đã giúp phát triển kinh tế.

Song, ngay trên cơ sở thuần lý thuyết, ý kiến này là hoàn toàn sai lầm. Tự bản chất của nó, sự phân bố tài nguyên do rửa tiền không chỉ theo tín hiệu lợi nhuận, mà phần lớn là để trốn tránh luật pháp. Hoạt động rửa tiền vừa lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội (vào các hoạt động tội phạm sinh ra tiền bẩn, thay vì vào các hoạt động sản xuất thật sự hữu ích), vừa bóp méo sự phân bố các nguồn lực ấy.

Ngoài những ảnh hưởng về phân bố tài nguyên, luồng tiền bẩn cũng sẽ làm sai lệch các thống kê kinh tế. Ngoài ra, ảnh hưởng của mỗi loại tiền bẩn có khác nhau (chẳng hạn tiền bẩn do tham nhũng có ảnh huởng khác tiền bẩn do buôn lậu). Thiếu những con số chính xác, tất nhiên là chính sách kinh tế (nhất là về tiền tệ, như việc điều chỉnh lãi suất) sẽ không thể đúng liều lượng và hữu hiệu được.

Tiền bẩn và hoạt động rửa tiền cũng ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố thu nhập (tạo bất công) và làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính. Nhìn từ quan điểm tăng trưởng vĩ mô, có thể đây là tai hại nguy hiểm nhất.

Làm sao để chống rửa tiền? Rõ ràng là cần sự quyết tâm của mọi quốc gia và sự phối hợp toàn cầu. Một khó khăn căn bản hiện nay là mỗi nước đánh giá tính quan trọng của mỗi loại tiền bẩn một khác. Ở các nước chậm tiến thì nạn tham nhũng rửa tiền là vấn đề nhức nhối nhất. Trái lại, các nước phương tây thì xem việc rửa tiền bẩn liên hệ đến khủng bố là quan trọng nhất và không hề “chê” tiền bẩn do tham nhũng ở các nước khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button