Giáo Dục

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS module 5

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS module 5 là mẫu giáo viên phải lập và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học. Dưới đây là một số mẫu dành cho các khối lớp mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và tải về.

Bạn đang xem: Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS module 5

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo và được chia sẻ miễn phí tới các thầy cô, các thầy cô chỉ nên lấy ý tưởng để hoàn thiện bài làm của mình sao cho đầy đủ nội dung, chứ không nên sao chép y nguyên.

1. Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS số 1

PHÒNG GD & ĐT ……….

TRƯỜNG THCS …………

Số: ……..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………., ngày …. tháng …năm 2021

BÁO CÁO
Phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS
Trong hoạt động giáo dục và dạy học

Họ và tên HS được tư vấn: ……………………..

Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: ………….

Lý do tư vấn, hỗ trợ: Tư vấn tâm lý học đường (Kết quả học tập sa sút)

– ……….. hiện đang là một học sinh lớp 9A2 Trường THCS ………………. Trong thời gian gần đây em …………. có biểu hiện ít nói, không thích giao tiếp với các bạn sung quanh, kết quả học tập của em sa sút, trong khi đó trước kia em từng là học sinh giỏi của trường, học sinh giỏi của huyện về môn Vật lí.

Đối với các phong trào học tập và thi đua những năm về trước …………. rất sôi nổi, tham gia nhiệt tình, làm việc rất hiệu quả, đối với các thầy cô và bạn bè em đều hòa đồng, luôn quan tâm và giúp đỡ các bạn cùng lớp có học lực yếu, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, là một người nhạy bén trong các hoạt động, hoạt bát trong các phong trào nên năm nào …………. cũng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và học tập. Thế nhưng từ khi bước vào năm học lớp 9 em thường có những biểu hiện chán nản không thích thú với các hoạt động của lớp, …………. thường trốn tránh công việc khi được thầy cô giáo giao, đặc biệt là kết quả kiểm tra giữa kì I các môn năm học 2021 – 2022 của …………. đều giảm sút.

Với tình hình như vậy là một giáo viên chủ nhiệm tôi đã gặp gỡ và trao đổi với các bạn học cùng trong lớp, với gia đình và gặp trao đổi trực tiếp với em để hiểu được nguyên nhân dẫn tới những biểu hiện trên.

1. Thu thập thông tin của học sinh;

– Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: Tính cách thay đổi trầm nắng, sống khép mình không muốn giao tiếp với bạn bè và thầy cô, học lực sa sút

– Khả năng học tập: Năm học trước đạt danh hiệu học sinh giỏi

– Sức khỏe thể chất: Bình thường

– Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): Ngại giao tiếp, sống kép mình, mặc cảm bản thân

– Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Không quan tâm bố mẹ, người thân, hạn chế giao tiếp.

– Điểm mạnh: Trước tư vấn. Tham gia nhiệt tình các hoạt động bề nổi, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được thầy cô giao. Hạn chế: Đôi lúc còn mải chơi

– Sở thích: Tham gia các môn thể thao như bóng đá, câu lạc bộ

– Đặc điểm tính cách: Hiền lành, sôi nổi

– Mong đợi: Sau hỗ trợ tư vấn em xẽ thay đổi tính cách và đạt danh hiệu học sinh giỏi, cháu ngoan bác hồ

2. Những khó khăn của học sinh;

Gia đình …………. bố mẹ vừa chia tay nhau, …………. có hai anh em, sau khi bố mẹ ra tòa. …………. chọn ở với bố, còn em …………. ở với mẹ.

Bố …………. làm công nhân cách nhà 20 km, để kiếm thêm thu nhập bố …………. thường làm tăng ca, đôi lúc …………. ở nhà một mình tự cơm nước, không có ai chăm sóc, cũng từ đó …………. ít nói, ít giao tiếp với các bạn xung quanh, kết quả học tập cũng giảm sút.

3. Xác định vấn đề của học sinh;

Điều kiện hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của ………….

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ;

4.1. Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ

Định hướng giáo dục cho học sinh có khó khăn về tâm lý, tình cảm của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong định hướng nghề nghiệp, hoặc những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt.

Nhằm ổn định đời sống tinh thần, tình cảm của học sinh và giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện; góp phần tạo môi trường phát triển tâm lý lành mạnh cho mọi học sinh, tạo môi trường học đường an toàn, thân thiện.

Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn, giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn.

4.2. Hướng tư vấn, hỗ trợ

Hình thưc tư vấn: Tư vấn trực tiếp

Nội dung tư vấn: Tư vấn hỗ trợ về tình cảm, hỗ trợ về học tập

Kĩ năng cơ bản của tư vấn: Tím hiểu, lắng nghe, quan sát, diễn đạt, động viên, khích lệ.

4.3. Nguồn lực

Phối hợp với cha mẹ của họ sinh, gặp gỡ trao đổi những khó khăn của hs mắc phải và đưa ra hướng giải quyết

4.4. Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh

Kênh gặp gỡ trực tiếp từ người thân trong gia đình

Kênh từ các bạn học cùng lớp

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh

– Thiết lập quan hệ: Gặp gỡ, tìm hiểu qua gia đình, bạn bè khác học trong lớp,…

– Đánh giá: Đưa ra nhận định về vấn đề học sinh này gặp phải ở mức nào (khổ tâm, nhiễu tâm)

– Tìm hiểu và lựa chọn giải pháp: Tư vấn cho học sinh.

*Thực hiện:

– Tư vấn cho học sinh về tâm tư tình cảm, hỗ trợ về quá trình học tập

– Giải thích cho học sinh về mối quan hệ trong gia đình, định hướng cách khắc phục khó khăn đang gặp phải

– Cần phải có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

– Tuyên dương và động viên em trong những sự việc cụ thể hơn để em cố gắng hơn nữa trong học tập và cuộc sống.

– Kết thúc: Hứa hẹn và động viên học sinh để học sinh có động lực trong học tập.

– Xác định kết quả tư vấn cho học sinh.

– Tiếp nhận, đánh giá những nhân tố tác động đến hành vi học sinh đang gặp phải để có hướng giải quyết đúng.

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh

Học sinh tiếp nhận được về hoàn cảnh gia đình, hiểu được về sự lo lắng của người cha, thầy cô và và sự mong đợi của bạn bè

Có suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống, chăm chỉ học tập và biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

2. Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS số 2

Họ và tên học sinh (viết tắt/kí hiệu học sinh do giáo viên tự đặt): Q.S.V

Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ:

Lí do tư vấn, hỗ trợ:

Đáp án tự luận module 5 THCS

1. Thu thập thông tin của học sinh

Giáo viên tìm hiểu thông tin khác về T. từ nhiều nguồn khác nhau về:

– Suy nghĩ : em có suy nghĩ gì khi không tham gia các hoạt động của trường, của lớp.

– Cảm xúc và hành vi: của T. trong thời gian gần đây thay đổi như thế nào (thái độ của em khi giao tiếp với người khác)?

– Hứng thú tham gia hoạt động : Điều gì khiến em không muốn tham gia các hoạt động của trường, của lớp ?

– Mối quan hệ : Mối quan hệ của T với các bạn trong lớp, với thầy cô, với người khác như thế nào?

– Quan điểm và tính cách : Tính cách của T? Sở thích của T? Quan điểm sống của em như thế nào?

– Sức khỏe thể chất : Sức khỏe thể chất trước đây của T. ra sao? Hiện nay như thế nào? Trong thời gian gần đây em có gặp vấn đề gì về sức khỏe không?

– Điều mong muốn nhất của T. là gì? Em cần hỗ trợ về điều gì để có thể tìm lại được niềm vui trong các hoạt động của trường, của lớp?

2. Liệt kê các khó khăn học sinh gặp phải

Qua thông tin thu thập được từ bước 1, giáo viên đưa ra những vấn đề mà T. đang gặp phải gồm:

  • Mặc cảm về ngoại hình của bản thân (Mặt xuất hiện nhiều mụn trứng cá, ngoại hình thay đổi…)
  • Buồn chán vì bạn bè xa lánh, chế diễu, kì thị với ngoại hình của mình.
  • Chưa xác định được cách xây dựng hình ảnh bản thân.
  • Chưa có kĩ năng kiểm soát cảm xúc, điều chỉnh hành vi bản thân.
  • Chưa có kiến thức, kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ cơ thể.

3. Xác định vấn đề của học sinh

Qua phân tích thông tin từ trò chuyện cũng như các trắc nghiệm, giáo viên thảo luận với đồng nghiệp và tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn lí giải cơ chế nảy sinh và duy trì vấn đề của T.

* Khó khăn trọng tâm: Không vượt qua được mặc cảm về ngoại hình của bản thân.

* Nhiều học sinh trong môi trường giáo dục của nhà trường còn có tâm lý kì thị, xa lánh sự khác biệt về hình thể của bản bè. Dẫn đến học sinh bị khiếm khuyết mặc cảm, tự ti, tự cô lập bản thân không tham gia các hoạt động phong trào của trường, của lớp.

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh

4.1 Mục tiêu tư vấn hỗ trợ

– Giúp em N.T.T có nhận thức đúng đắn về giá trị của hình ảnh bản thân (đó là hiện tượng sinh lý bình thường ở tuổi dậy thì. Nhiều bạn cũng có biểu hiện giống như em. Ngoại hình không phải quyết định đến giá trị của một con người).

– Giúp học sinh có thể vượt qua được cảm xúc mặc cảm của bản thân.

– Giúp học sinh có kĩ năng cơ bản về chăm sóc, vệ sinh da của bản thân mình.

– Giúp T tự tin, hòa nhập cùng bạn bè, thầy cô để giao tiếp, trong quá trình học tập, các phong trào của lớp, của trường.

4.2 Hướng hỗ trợ/tư vấn:

– Tổ chức chuyên đề tư vấn: “Suy nghĩ tuổi dậy thì”, “Hòa nhập chống phân biệt đối xử trong trường học” “Xây dựng hình ảnh bản thân”.

– Trò chuyện, động viên, khích lệ T. tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi, hoạt động thể thao để hòa nhập với bản bè, và tự tin về bản thân mình.

– Tuyên truyền với gia đình em T để cùng động viên, khuyến khích con, em mình tự tin vướt qua các trở ngại tâm lý của bản thân.

4.3 Nguồn lực :

-Ngoài GVCN, học sinh trong lớp cần có sự hỗ trợ của gia đình, đặc biệt là bố mẹ, bạn bè và các giáo viên bộ môn, đoàn TNCSHCM, tổng phụ trách đội. Lực lượng tư vấn học đường.

4.4 Sử dụng kênh thông tin, phối hợp với gia đình trong hỗ trợ, tư vấn cho học sinh:

– Trực tiếp: Tư vấn hỗ trợ học sinh T để em có thể vượt qua cảm xúc, tự ti, mặc cảm về ngoại hình. Để học sinh T dần thấy được giá trị của bản thân em không phải do ngoại hình quyết định.

– Gián tiếp: Trong trường hợp này, giáo viên và cán bộ tâm lí học đường (chuyên trách hay kiêm nhiệm) có thể sử dụng kênh thông tin qua gọi điện thoại trực tiếp với cha mẹ hoặc với học sinh hay qua email hoặc zalo để có thể có sự trao đổi thông tin nhanh chóng và kịp thời.

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ

Bước này giáo viên và cán bộ tâm lí học đường (chuyên trách hay kiêm nhiệm) sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn tâm lí để giúp học sinh nhận diện và đối diện với khó khăn, vướng mắc của bản thân và chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề từ đó nâng cao kĩ năng ứng phó với tình huống trong tương lai.

6. Đánh giá trường hợp

Sau thời gian hỗ trợ, tư vấn học sinh theo mục tiêu đề ra, nếu học sinh có sự chuyển biến về tâm lý, tham gia nhiệt tình các hoạt động của trường, của lớp học tâp chú ý thì ngừng hỗ trợ tư vấn.

Nếu học sinh N.T.T chưa có sự chuyển biến tâm lý, vẫn mặc cảm về ngoại hình, học tập không chú ý và không tham gia các hoạt động của lớp, của trường thì giáo viên chủ nhiệm tiếp tục hỗ trợ, tư vấn để học sinh đạt được kết quả tốt nhất theo mục tiêu của kế hoạch hỗ trợ, tư vấn đề ra.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button