Giáo DụcLớp 7

Bài 3: Từ láy – Ngữ văn 7

Bạn đang xem: Bài 3: Từ láy – Ngữ văn 7

Qua bài học giúp các em phân biệt được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ từ láy bộ phận. Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy. Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy. Thông qua bài học, rèn luyện cho các em ý thức trau dồi vốn từ láy của bản thân.

a. Ví dụ

Các loại từ láy

Từ láy bộ phận

Từ láy toàn bộ

Ví dụ

Thăm thẳm

Mếu máo, liêu xiêu

Đăm đăm, bần bật

Đặc điểm

Biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối

Các tiếng lặp lại hoàn toàn

 

b. Ghi nhớ 1: SGK/ 42

  • Từ láy có hai loại
    • Từ láy toàn bộ
    • Từ láy bộ phận
  • Đặc điểm từng loại
    • Từ láy toàn bộ
      • Các tiếng lập lại nhau hoàn toàn
      • Cũng có một số trường hợp các tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo nên một sự hài hòa về âm thanh.
    • Từ láy bộ phận
      • Ở các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.

1.2. Nghĩa của từ láy

a. Ví dụ

Các loại từ láy

Từ láy toàn bộ

Từ láy bộ phận

Ví dụ

Mãi mãi

Khe khẽ

Mếu máo, liêu xiêu

Nghĩa

Có nghĩa nhấn mạnh

Có nghĩa giảm nhẹ

Bỏ tiếng láy thì không còn rõ nghĩa

Kết luận

Nghĩa của từ láy toàn bộ do tiếng gốc quyết định

Nghĩa của từ láy bộ phận khác với nghĩa của tiếng gốc

b. Ghi nhớ 2: SGK / 42

  • Nghĩa của từ láy được tạo thành như đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
  • Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như:
    • Sắc thái biểu cảm
    • Sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.

Ví dụ

Đề bài. Tìm các từ láy có trong ba câu sau rồi sau đó đặt câu với những từ láy vừa tìm được: “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhã nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.”

Gợi ý làm bài

  • Từ láy: “mộc mạc”, “nhũn nhặn”, “cứng cáp”, “dẻo dai” , “vững chắc”, “chí khí”.
  • Đặt câu
    • “Mộc mạc”:  Đừng tưởng sống mộc mạc mà dễ, phải học cách từ bỏ trước đã!
    • nhãn nhặn”: Tỏ ra khiêm tốn và nhã nhặn trong quan hệ tiếp xúc với người khác.
    • “dẻo dai”:  Muốn có một cơ thể sẻo dai và mạnh khỏe thì bạn nên chăm tập vận động và thể thao.
    • “chí khí”: Anh ấy là một người có chí khi. Thật đáng ngưỡng mộ!

 

3. Soạn bài Từ láy

Để dễ dàng phân biệt được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận, đặc điểm về nghĩa của từ láy, các em có thể tham khảo bài soạn Từ láy.

 

 

Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình – Ngữ văn 7

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người – Ngữ văn 7

Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả

Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả – Ngữ văn 7

Quá trình tạo lập văn bản

Quá trình tạo lập văn bản – Ngữ văn 7

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button