Hỏi Đáp

Chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

Chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất? Tệ nạn xã hội luôn được xem là mặt tiêu cực của đời sống, gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển xã hội. Vậy làm thế nào để phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả? Mời các bạn cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả nhất
Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả nhất

1. Chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

Câu hỏi: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

  • A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động
  • B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú
  • C. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm
  • D. Tạo công ăn việc làm cho họ

Đáp án: Chọn D. Tạo công ăn việc làm cho họ là đáp án đúng.

Lý giải: Tạo công ăn việc làm cho người hành vi được coi là tệ nạn xã hội là cách phòng chống tệ nạn xã hội đúng nhất.

Dưới đây là gợi ý cho lý do vì sao chọn đáp án trên của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Việc lựa chọn đáp án nào là quan điểm của mỗi cá nhân. Các bạn có thể tham khảo đáp án và lời giải dưới đây rồi dựa theo quan điểm của bản thân để làm bài.

– Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội. Những người có hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội thông thường do bị giáo dục lệch lạc, không nhận biết đúng đắn về hành vi của bản thân. Đồng thời đa số họ không có công ăn việc làm hoặc công việc không tạo ra được kinh tế để đáp ứng nhu cầu bản thân, khiến họ thực hiện những hành vi sai trái.

– Do đó, tạo ra công ăn việc làm cho họ sẽ giúp họ có kinh tế vững chắc, đời sống kinh tế ổn định thì các tệ nạn xã hội cũng phần nào giảm bớt, đặc biệt là tệ nạn xã hội như trộm cướp, cướp giật tài sản, mại dâm…

– Khi có điều kiện về kinh tế, đời sống xã hội của người dân cũng sẽ được nâng cao, người từng có hành vi gây ra tệ nạn xã hội hay con cái của họ sẽ được tiếp cận với giáo dục, thông tin, truyền thông, với nền văn hóa văn minh tránh tình trạng mê tín dị đoan, trọng nam khinh nữ hay gia trưởng dẫn đến bạo lực gia đình, hiểu biết hơn về tác hại cũng như cách phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung.

2. Tác hại của tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội luôn được xem là mặt tiêu cực của đời sống
Tệ nạn xã hội luôn được xem là mặt tiêu cực của đời sống
  • Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

  • Tác hại đối với gia đình

Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như: tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Tệ nạn cờ bạc không những làm mất đi thời gian, tiền bạc của người lao động mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Thực tế cho thấy, những người thường xuyên tham gia đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả mất cân đối về kinh tế, nếu tham gia đánh bạc thắng số tiền cũng chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân đáp ứng cho lối sống buông thả còn nếu thua dễ túng quẫn dẫn đến những vi phạm pháp luật. “Cờ bạc là bác thằng bần, đánh đề ra đề mà ở”, đối với nhiều trường hợp đã trở thành hiện thực các đối tượng tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc đã vướng vào vòng lao lý. Những người nông dân ham lợi từ trò đỏ đen dẫn đến hết tiền, hết của, những chị me phụ nữ đánh bạc chơi đề dẫn đến mất hạnh phúc gia đình. Đó là những hậu quả nhãn tiền của những ai có ý định tham gia tệ nạn này.

  • Tác hại đối với xã hội

– Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.

– Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.

– Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.

– Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.

– Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công nghiệp, du lịch, nơi người dân có trình độ dân trí thấp, có xu hướng tập trung thành băng đảng, ô nhóm.

3. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

– Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ ý chỉ chủ quan của người thực hiện, cụ thể:

+ Người dân chưa nhận thức rõ ràng được hành vi, hậu quả của tệ nạn xã hội.

+ Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: Thể hiện rõ nhất ở tệ nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình. Nhiều người dân theo phong tục tập quán hoặc theo lối suy nghĩ cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh thần một cách thái quá. Đồng thời coi đó là một sự việc bình thường trong cuộc sống chứ như là hành vi chồng chửi bới, đánh đập vợ và con, hay bị bệnh thì đến thầy lang xin thuốc, bùa chú chứ không đến khám tại bệnh viện.

+ Do kinh tế không đáp ứng được nhu cầu bản thân, muốn giàu nhanh bằng các hành vi phi pháp như ở tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy; hay muốn khẳng định bản thân và bị lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.

– Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài tác động vào lối sống, suy nghĩ của người dân.

+ Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo:

Đời sống của người dân còn đói nghèo, kinh tế không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, vì thế họ tìm đến những cơ hội kiếm ra tiền, sẵn sàng làm những công việc dù là sai trái để kiếm nhiều tiền, vật chất như trộm cướp, cướp giật hay đánh bạc, buôn ma túy.

+ Do trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

+ Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng, các hoạt động phòng, chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn ra chưa triệt để và còn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng phát triển của đời sống xã hội.

Có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội xuất phát từ cả khách quan và chủ quan, từ phía người có hành vi gây ra tệ nạn hay do khía cạnh xã hội tác động lên họ. Nhưng rõ nhất có lẽ là do xã hội còn kém phát triển, trình độ dân trí thấp, nên nhiều người dân chưa tiếp xúc với giáo dục văn minh, chưa có nhận thức đúng đắn về hành vi sai trái của bản thân, dẫn đến dễ bị lôi kéo, dụ dỗ hay làm những công việc phạm pháp…

4. Các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội 2022

Tệ nạn xã hội chỉ có hại mà không có mặt lợi nào, do đó, việc phòng chống tệ nạn là điều tất yếu và cũng là trách nhiệm của mọi người dân.

Vậy làm thế nào để phòng tránh tệ nạn xã hội có hiệu quả trong bối cảnh hiện nay? Mời các bạn tham khảo bài viết:

    Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất? Mời các bạn tham khảo bài viết có liên quan tại mục Pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

      Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

      Chuyên mục: Hỏi Đáp

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button