Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Lịch sử và Địa lí 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ mặt trời – Kết nối tri thức

Bạn đang xem: Lịch sử và Địa lí 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ mặt trời – Kết nối tri thức

Nhằm mục đích cung cấp thêm tài liệu học tập cho các em học sinh. Trường Tiểu học Thủ Lệ biên soạn và giới thiệu đến các em tài liệu học tập Lịch sử và Địa lí 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ mặt trời SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững kiến thức và bám sát nội dung của bài học. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô cùng tham khảo.

 

– Vũ trụ là không gian vô tận. Trong vũ trụ bao la có vô số Thiên Hà. Thiên Hà chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà.

– Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời. Chuyển động xung quanh Mặt trời là 8 hành tinh. Các hành tinh, ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời còn chuyển động tự quay quanh mình.

– Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống tồn tại và phát triển.

1.2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

– Vào thời cổ đại, hầu hết con người đều nghĩ rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Tuy nhiên, thế kỉ thứ IV trước công nguyên, triết gia người Hi Lạp Arixtot đã đưa ra các bằng chứng cho thấy Trái Đất có dạng hình cầu.

– Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.

2.1. Hệ Mặt Trời

Dựa vào hình 1, em hãy cho biết:

Hình 1. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

– Trái Đất nằm ở vị trí thứ mất theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

– Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 1, xác định vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời.

Lời giải chi tiết:

– Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

– Ý nghĩa: đây là khoảng cách lí tưởng cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

2.2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Có bạn cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Bằng hiểu biết và các thông tin, hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân và thông tin trong bài.

Lời giải chi tiết:

Một số sự kiện và hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có dạng khối cầu:

– Trái Đất có bán kinh Xích đạo 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2.

– Có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. 

– 20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới.

– Dạng khối cầu của Trái Đất chụp từ vệ tinh.

– Khi nguyệt thực xảy ra (Trái đất từ từ di chuyển vào giữa, thẳng hàng với Mặt Trăng và Mặt Trời), phần tối trên bề mặt của Mặt Trăng có hình tròn. Đây chính là bóng của Trái đất, cũng chính là đầu mối tuyệt vời chứng minh hành tinh của chúng ta có dạng hình cầu.

Một số hình ảnh minh chứng Trái Đất hình cầu:

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
+ Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Theo em tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

    • A.
      Trái Đất tự quay quanh trục.
    • B.
       Trục Trái Đất nghiêng.
    • C.
      Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
    • D.
      Trái Đất có dạng hình khối cầu.
  • Câu 2:

    Em hãy cho biết hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm là

    • A.
      Thuận chiều kim đồng hồ theo hướng từ Đông sang Tây.
    • B.
      Ngược chiều kim đồng hồ theo hướng từ Tây sang Đông.
    • C.
      Thuận chiều kim đồng hồ theo hướng từ Tây sang Đông.
    • D.
      Ngược chiều kim đồng hồ theo hướng từ Đông sang Tây.
  • Câu 3:

    Theo anh chị sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động

    • A.
      Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
    • B.
      Tự quay quanh trục của Trái Đất
    • C.
      Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất
    • D.
      Tịnh tiến của Trái Đất

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 117 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 117 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 15 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 2 trang 15 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 3 trang 15 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 4 trang 16 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 5 trang 16 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 6 trang 16 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 7 trang 16 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 6: Trái Đất trong hệ mặt trời

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button