Hỏi Đáp

Vi phạm nồng độ cồn giữ bằng bao lâu năm ?

Vi phạm nồng độ cồn giữ bằng bao lâu năm 2022? Việc sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông là vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ phải chịu trách nhiệm về các hình phạt hành chính như phạt tiền, bị giữ bằng lái xe…Vậy vi phạm nồng độ cồn sẽ bị tước Giấy phép lái xe trong bao lâu năm 2022? Trường Tiểu học Thủ Lệ xin cung cấp thông tin về thời hạn bị tước bằng lái xe khi vi phạm nồng độ cồn theo quy định mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Vi phạm nồng độ cồn giữ bằng bao lâu năm ?

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe
Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe

1. Vi phạm nồng độ cồn giữ bằng bao lâu năm 2022?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, vi phạm nồng độ cồn sẽ bị giữ bằng với thời gian cụ thể như sau:

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Hình thức xử phạt

Xe máy

Xe ô tô

Xe đạp

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

– Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

– Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)

– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

– Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

– Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

– Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8)

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

– Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

– Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

– Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7

Qua quy định trên ta thấy, tùy thuộc vào nồng độ cồn khi cảnh sát giao thông kiểm tra đo được mà người vi phạm sẽ bị tước bằng lái xe với thời hạn khác nhau. Trong đó thời hạn cao nhất mà người vi phạm nồng độ cồn có thể bị tước GPLX là 24 tháng.

2. Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Đã uống rượu bia, không lái xe
Đã uống rượu bia, không lái xe

Vi phạm nồng độ cồn là việc một người có nồng độ cồn trong hơi thở, máu nhưng vẫn tham gia giao thông.

Giữ xe (Tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, theo đó hình thức xử phạt này được áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Trong đó:

  • Khoản 6 quy định: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
  • Khoản 10 quy định: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 82 Nghị định 100 quy định: Khi điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở thì người vi phạm có thể bị giữ xe đến 07 ngày.

Nên Vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe. Tuy nhiên nếu các bạn đáp ứng được các điều kiện tại khoản 10 nói trên thì các bạn có thể được tự giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Điều khiển xe gắn máy mà có nồng độ cồn có bị tạm giữ xe không?

Theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 6 và Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 2.000 – 3.000 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10 – 12 tháng, tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 4.000 – 5.000 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 16 – 18 tháng, tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 6.000 – 8.000 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 – 24 tháng, tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Kết luận: Theo quy định nêu trên thì hành vi điều khiển xe gắn máy mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn cao hay thấp đều sẽ bị tạm giữ phương tiện.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Vi phạm nồng độ cồn giữ bằng bao lâu năm 2022?

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại chuyên mục Pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button