Giáo DụcLớp 9

Toán 9 Bài 9: Căn bậc ba

Bạn đang xem: Toán 9 Bài 9: Căn bậc ba

Căn bậc ba có khác gì với căn bậc hai không nhỉ? Căn bậc hai sẽ ràng buộc bởi các số không âm, vậy còn căn bậc ba liệu cũng như vậy hay có gì khác biệt, các em cùng tìm hiểu bài học nhé.

a. Định nghĩa

Căn bậc ba của một số a là số x sao cho \(x^3=a\)

b. Nhận xét

Mối số a bất kì đều có duy nhất một căn bậc ba.

c. Lưu ý

Từ định nghĩa căn bậc ba, ta có \((\sqrt[3]{a})^3=\sqrt[3]{a^3}=a\)

1.2. Tính chất

Cũng có phần tương tự như căn bậc hai, chsung ta có các tính chất sau:

1. \(a < b \Leftrightarrow \sqrt[3]{a} < \sqrt[3]{b}\)

2. \(\sqrt[3]{ab}=\sqrt[3]{a}.\sqrt[3]{b}\)

3. Với \(b\neq 0\), ta có \(\sqrt[3]{\frac{a}{b}}=\frac{\sqrt[3]{a}}{\sqrt[3]{b}}\)

2.1. Bài tập cơ bản

Bài 1: Tính các giá trị sau: \(\sqrt[3]{64}\) ; \(\sqrt[3]{-125}\) ; \(\sqrt[3]{729}\)

Hướng dẫn: \(\sqrt[3]{64}=\sqrt[3]{4^3}=4\)

\(\sqrt[3]{-125}=\sqrt[3]{(-5)^3}=-5\)

\(\sqrt[3]{729}=\sqrt[3]{9^3}=9\)

Bài 2: Rút gọn các biểu thức sau: \(\sqrt[3]{27}-\sqrt[3]{-8}-\sqrt[3]{125}\)

\(\sqrt{64}-\sqrt[3]{-8}-\sqrt[3]{729}\)

Hướng dẫn:\(\sqrt[3]{27}-\sqrt[3]{-8}-\sqrt[3]{125}=3+2-5=0\)

\(\sqrt{64}-\sqrt[3]{-8}-\sqrt[3]{729}=8+2-9=1\)

Bài 3: So sánh hai số sau: \(2.\sqrt[3]{3}\) và \(\sqrt[3]{25}\)

Hướng dẫn: Ta có \(2.\sqrt[3]{3}=\sqrt[3]{2^3.3}\sqrt[3]{24}<\sqrt[3]{25}\)

Vậy \(2.\sqrt[3]{3}<\sqrt[3]{25}\)

2.2. Bài tập nâng cao

Bài 1:Tính giá trị biểu thức: \(\frac{\sqrt[3]{135}}{\sqrt[3]{5}}-\sqrt[3]{54}.\sqrt[3]{4}\) 

Hướng dẫn: \(\frac{\sqrt[3]{135}}{\sqrt[3]{5}}-\sqrt[3]{54}.\sqrt[3]{4}\)

\(=\sqrt[3]{\frac{135}{5}}-\sqrt[3]{54.4}=\sqrt[3]{27}-\sqrt[3]{216}=3-6=-3\)

Bài 2:Tính giá trị biểu thức \((\sqrt[3]{4}-\sqrt[3]{10}+\sqrt[3]{25})(\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{5})\)

Hướng dẫn:

 \((\sqrt[3]{4}-\sqrt[3]{10}+\sqrt[3]{25})(\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{5})\)

\(=\sqrt[3]{4}.\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}.\sqrt[3]{5}-\sqrt[3]{10}.\sqrt[3]{2}-\sqrt[3]{10}.\sqrt[3]{5}+\sqrt[3]{25}.\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{25}.\sqrt[3]{5}\)

\(=\sqrt[3]{8}+\sqrt[3]{20}-\sqrt[3]{20}-\sqrt[3]{50}+\sqrt[3]{50}+\sqrt[3]{125}\)

\(=2+5=7\)

<

3. Luyện tập Bài 9 Chương 1 Đại số 9

Qua bài giảng Căn bậc ba này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Khái niệm và tính chất của căn bậc ba

3.1 Trắc nghiệm Căn bậc ba

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

  • Câu 1:

    Giá trị của biểu thức \(\sqrt[3]{8}-\sqrt[3]{-216}+\sqrt[3]{512}\) là:

    • A.
      14
    • B.
      16
    • C.
      18
    • D.
      12
  • Câu 2:

    Sau khi trục căn thức ở mẫu của biểu thức \(\frac{3}{\sqrt[3]{4}+1}\) là:

    • A.
      \(\sqrt[3]{16}-\sqrt[3]{4}-1\)
    • B.
      \(\sqrt[3]{16}+\sqrt[3]{4}-1\)
    • C.
      \(\sqrt[3]{16}+\sqrt[3]{4}+1\)
    • D.
      \(\sqrt[3]{16}-\sqrt[3]{4}+1\)

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2 Bài tập SGK Căn bậc ba

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 9 Bài 9 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 9 tập 1

Bài tập 67 trang 36 SGK Toán 9 Tập 1

Bài tập 68 trang 36 SGK Toán 9 Tập 1

Bài tập 69 trang 36 SGK Toán 9 Tập 1

Bài tập 88 trang 20 SBT Toán 9 Tập 1

Bài tập 89 trang 20 SBT Toán 9 Tập 1

Bài tập 90 trang 20 SBT Toán 9 Tập 1

Bài tập 91 trang 20 SBT Toán 9 Tập 1

Bài tập 92 trang 20 SBT Toán 9 Tập 1

Bài tập 93 trang 20 SBT Toán 9 Tập 1

Bài tập 94 trang 20 SBT Toán 9 Tập 1

Bài tập 95 trang 21 SBT Toán 9 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 9 Chương 1 Đại số 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ sớm trả lời cho các em. 

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button