Hỏi Đáp

Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông ?

Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông 2022 là bao nhiêu? Khi đến lấy xe bị tạm giữ, người vi phạm phải nộp những khoản phí nào?

Bạn đang xem: Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông ?

1. Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông 2022

Theo quy định tại điều 10 Thông tư 47/2014/TT-BCA, khi đến nhận lại tang vật, phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Hiện nay, giá giữ xe vi phạm giao thông tại Hà Nội được quy định tại Quyết định 44/2017/QĐ-UBND, cụ thể:

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

– Xe máy, xe lam

đồng/xe/ngày đêm

8.000

– Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lô

đồng/xe/ngày đêm

5.000

– Xe ô tô đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống

đồng/xe/ngày đêm

70.000

– Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên

đồng/xe/ngày đêm

90.000

Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông 2021

Trường hợp phương tiện bị tạm giữ có quyết định tịch thu

  • Đối với xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện, xe xích lô

Địa điểm trông giữ

Đơn vị tính

Mc thu

– Tại các quận

đồng/xe/tháng

40.000

– Tại các huyện; thị xã Sơn Tây

đồng/xe/tháng

30.000

  • Đối với xe máy, xe lam:

Địa điểm trông giữ

Đơn vị tính

Mức thu

– Tại các quận

đồng/xe/tháng

70.000

– Tại các huyện; thị xã Sơn Tây

đồng/xe/tháng

50.000

  • Giá trông giữ xe ô tô

Mức thu đối với loại xe tính theo ghế ngồi (xe con, xe du lịch, xe khách)

Địa điểm trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

– Tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa

1.500.000

1.600.000

1.700.000

1.800.000

– Tại các quận còn lại

900.000

1.000.000

1.100.000

1.200.000

– Tại thị xã Sơn Tây và các huyện

500.000

600.000

700.000

800.000

– Mức thu đối với loại xe tính theo tải trọng (xe tải)

Địa điểm trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 2 tn

Trên 2 tấn đến 7 tấn

Trên 7 tn

– Tại các quận

600.000

700.000

900.000

– Tại thị xã Sơn Tây và các huyện

500.000

600.000

750.000

2. Thủ tục lấy xe bị tạm giữ

Theo quy định tại điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA, việc trả lại phương tiện bị tạm giữ được thực hiện như sau:

  • Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
  • Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
  • Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

=> Người đến nhận xe phải có CMND/CCCD, quyết định trả lại phương tiện, người đến nhận thay phải có văn bản ủy quyền của người vi phạm.

3. Công an được phép giữ xe bao lâu?

Trong những trường hợp thông thường, thời hạn giữ xe là 07 ngày làm việc. Tuy nhiên thời hạn này có thể nhiều hơn trong một số trường hợp.

Để biết rõ các thời gian cụ thể, mời các bạn tham khảo bài viết: Công an được phép giữ xe bao lâu?

Các bài viết liên quan:

  • Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
  • Những trường hợp không được sang tên sổ đỏ
  • Người nhiễm HIV không được làm nghề gì?
  • Xác định lỗi trong tai nạn giao thông
  • Khung hình phạt tai nạn giao thông

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button