Giáo Dục

Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức siêu hay

Tập làm văn lớp 5: Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức gồm 5 mẫu, giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách lập dàn ý bài văn miêu tả đồng hồ báo thức quen thuộc thật chi tiết, đầy đủ. Mời các em tham khảo.

Bạn đang xem: Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức siêu hay

1. Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 1

1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức của em

– Được mua vào lúc nào?

– Ai là người mua cho em?

2. Thân bài

– Tả bao quát chiếc đồng hồ

  • Màu sắc
  • Hình dáng

– Tả chi tiết

  • Mặt đồ hồ có màu gì? In hình gì?
  • Chữ, số trên đồng hồ ra sao?
  • Có bao nhiêu cây kim
  • Phía sau đồng hồ có gì? Màu sắc

3. Kết bài

– Khẳng định lại tầm quan trọng của chiếc đồng hồ

– Cảm nhận của em

2. Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức ngắn số 2

1. Mở bài

– Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức mà em muốn tả:

  • Ai mua, tặng cho em chiếc đồng hồ báo thức đó? Nhân dịp gì?
  • Em đã dùng chiếc đồng hồ đó lâu chưa? Em có thích nó không?

2. Thân bài

– Miêu tả bao quát chiếc đồng hồ:

  • Đồng hồ có hình gì? Kích thước ra sao? (có thể so sánh với đồ vật khác để xác định kích cỡ của đồng hồ)
  • Đồng hồ được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì?
  • Đồng hồ theo kiểu dáng như thế nào? (đơn giản, cầu kì, dễ thương…)

– Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ: tả theo từng bộ phận của đồng hồ:

  • Phần mặt số: tả phần họa tiết nền, các chữ số, kim giờ, kim giây, kim phút…
  • Phần nút bấm điều chỉnh: màu sắc, kích thước, vị trí, chức năng của các nút
  • Phần đựng pin: vị trí, kích thước, nắp đậy, loại pin cần dùng…

– Chức năng của chiếc đồng hồ: xem giờ, đặt báo thức, trang trí góc học tập…

3. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức
  • Em sẽ làm gì để giữ gìn chiếc đồng hồ luôn mới và sạch đẹp

3. Lập dàn ý tả cái đồng hồ báo thức lớp 5 số 3

1. Mở bài

Nhân dịp sinh nhật, mẹ mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức rất xinh để đặt trên bàn học.

2. Thân bài

– Miêu tả khái quát:

  • Chiếc đồng hồ to bằng bàn tay của em, có hình vuông như bánh chưng
  • Đồng hồ có màu trắng bóng, rất sạch sẽ, lại xinh đẹp

– Mặt trước đồng hồ:

  • Là mặt hiển thị số, lõm vào bên trong một chút chính là mặt số hình chữ nhật
  • Mặt số gồm 12 số từ 1 đến 12 viết dọc theo đường viền hình vuông
  • Ở giữa là một chấm đen làm trục để lắp các kim đồng hồ vào
  • Kim đồng hồ gồm kim giờ, kim phút, kim giây và kim hẹn giờ
  • Kim giờ ngắn chừng một ngón tay, to màu đen
  • Kim phút to bằng một nửa kim giờ, dài hơn kim giờ khoảng 3cm, màu đen
  • Kim giây nhỏ bằng một phần ba kim phút, màu đỏ, dài hơn kim giờ một chút
  • Kim hẹn giờ màu vàng, nhỏ như kim giây nhưng ngắn hơn một chút, dùng để hẹn giờ báo thức

– Mặt sau đồng hồ:

  • Có một hộp vuông dùng để cho pin vào
  • Hai nút điều khiến, cái bên trái để điều khiển kim phút, khi kim phút xoay đủ vòng thì kim giờ sẽ theo đó mà di chuyển
  • Nút bên trái để điều khiển kim hẹn giờ

– Phía trên đỉnh đồng hồ có một nút bấm hình chữ nhật, khi bấm xuống sẽ kích hoạt chế độ báo thức, bấm lần thứ 2 thì tắt báo thức, rất tiện lợi

– Mặt bên trái đồng hồ có một nút tròn nhỏ, khi bấm và giữ nguyên sẽ bật chiếc đèn mini ở mặt trước đồng hồ, giúp xem giờ dù là trong bóng tối

– Chức năng của đồng hồ báo thức:

  • Giúp em xem giờ chính xác, từ đó học tập và vui chơi đúng giờ
  • Gọi em dậy sau những giấc ngủ để kịp đến lớp, từ ngày có đồng hồ báo thức em không sợ trễ học nữa

4. Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức ngắn gọn số 4

1. Mở bài

– Giới thiệu đồ vật em định tả: chiếc đồng hồ bàn nhà em đã cũ

– Nó được đặt ngay ngắn ở góc bàn uống nước

2. Thân bài

a) Tả bao quát

– Hãng đồng hồ: của Việt Nam

– Chất liệu: bằng nhựa

– Loại đồng hồ: loại lên dây cót, to và hơi nặng.

b) Tả chi tiết từng bộ phận:

– Vỏ màu trắng, mép đồng hồ mạ vàng, đôi chỗ hơi bị trầy xước và tróc sơn

– Tả hộp số, các chữ số

– Tả các kim đồng hồ: kim giờ, kim giây, kim phút

– Tả hộp đựng pin và các nút điều khiển đồng hồ

– Tả hoạt động của đồng hồ: chạy đều đặn và liên tục; tiếng kim chạy; tiếng kêu báo thức,…

3. Kết bài

– Nêu ích lợi của đồng hồ

– Suy nghĩ và tình cảm của em đối với chiếc đồng hồ.

5. Dàn ý miêu tả chiếc đồng hồ nhà em số 5

Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.

Thân bài:

– Tả bao quát:

+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?

Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.

– Tả từng bộ phận:

+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?

Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.

+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?

Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.

Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.

+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?

Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.

Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).

Kết bài: Cảm nghĩ của em.

Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button