Bài thu hoạch

Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2021 – Vòng 3

Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2021 nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, trên địa bàn TP Hà Nội. Sau đây là đáp án cuộc thi vì an toàn giao thông thủ đô vòng 3 THCS, THPT tham khảo.

Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2021 – Vòng 3

Để tham gia thi, các bạn truy cập vào link: http://giaothonghanoi.kinhtedothi.vn/ rồi chọn Vào thi.

Hoặc truy cập trực tiếp vào đường link: http://thi.giaothonghanoi.vn/

Xem thêm: Đáp án cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2021

Cuộc thi bắt đầu từ 8h00 ngày 18/10/2021 đến 17h00 ngày 26/11/2021. Lễ Tổng kết cuộc thi vào tháng 12 năm 2021 hoặc đầu năm 2022.

Đối tượng dự thi là học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, học sinh, sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

I. Đáp án Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2021 vòng 3

1. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô THCS- Vòng 3

1. Theo em, văn hóa giao thông được thể hiện ở những hành vi nào sau đây?

A. Chen lấn để được đi trước
B. Đi nhanh nhất có thể để tiết kiệm thời gian cho mình
C. Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.
D. Chửi những người khác khi không chịu nhường đường

2. Theo bạn khi vượt xe khác người lái xe phải thực hiện như thế nào?

A.Theo bạn khi vượt xe khác người lái xe phải thực hiện như thế nào?
B. Xe vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật ở phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.
C. Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
D. Cả 3 phương án trên.

3. Theo bạn hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

A. Bị nghiêm cấm.
B. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
C. Không bị nghiêm cấm.
D. Không bị nghiêm cấm nếu có lý do cụ thể.

4. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào?

A – Cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào
B – Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
C – Phải cho xe đi trong một làn đường, khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước, chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.
D – Cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào nhưng người điều khiển phương tiện phải có đèn tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.

5. Theo bạn tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu nào?

A. Biển báo hiệu cố định
B. Báo hiệu tạm thời
B. Báo hiệu tạm thời
B. Báo hiệu tạm thời

Câu này ban tổ chức làm nhầm 3 đáp án giống nhau các bạn nhé.

6. Theo em, để xuống xe ô tô một cách an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác thì cần phải làm gì?

A .Xe dừng là mở cửa, xuống xe
B. Quan sát trước qua gương chiếu hậu và bằng mắt thường thấy an toàn mới mở cửa, xuống xe
C. Chỉ cần quan sát qua gương chiếu hậu thấy an toàn thì mở cửa, xuống xe
D. Chỉ cần quan sát bằng mắt thường, thấy an toàn thì mở cửa, xuống xe

7. Theo bạn trên đường có nhiều làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng làn đường như thế nào là đúng?

A. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng.
B. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
C. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn đi về bên phải.
D. Cả 3 phương án trên.

8. Nếu em phát hiện những sự cố đe doạ đến an toàn giao thông đường sắt như: ray gãy, đất đá, cây cối chắn ngang đường tàu,… thì em làm thế nào để báo hiệu cho tàu dừng lại?

A. Tìm mọi biện pháp cấp báo, ra hiệu cho tàu dừng lại bằng cách chạy về phía đoàn tàu đang tới càng cách xa điểm trở ngại càng tốt
B. Đứng cách mép ray ngoài cùng ít nhất là 1,5m,
C. Quay mặt về phía đoàn tàu đang tới làm tín hiệu cho tàu dừng lại
D. Tất cả đáp án trên

9. Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?

A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại.
B. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
C. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông được đi thẳng
D. Cả hai phương án A và B.

10. Lê đang trên đường đi học về bỗng trời nổi gió lốc “ù ù ù”. Nếu là Lê em sẽ làm gì?

A. Đeo kính vào cho khỏi bị cát bụi bay vào mắt rồi đi tiếp.
B. Ghé vào nơi che gió tốt để tránh vì gió rất to có thể làm đổ xe
C. Không há miệng, đeo khẩu trang để nhằm ngăn cát bụi bay vào miệng.
D. Cả 3 đáp án trên

11. Theo bạn khi muốn chuyển hướng, người lái xe phải thực hiện như thế nào?

A. Nhường đường cho các xe đi ngược chiều.
B. Người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ; chỉ cho rẽ chuyển hướng khi quan sát thấy không trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
C. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ.
D. Tất cả các phương án trên.

12. Huân đang đi trên đường thì thấy có người lạng lách, đánh võng trước xe mình. Nếu em là Huân, em nên làm gì với những người tham gia giao thông có hành vi vi phạm đối với mình ?

A. Giữ bình tĩnh và kiềm chế cơn giận để tránh được các vụ va chạm và những pha đối đầu khó chịu với những người khác
B. Không ẩu đả trên đường hay sử dụng xe mình để tấn công xe khác vì ảnh hưởng tới sự an toàn của mình và người khác
C. Chấp nhận thực tế rằng mình sẽ gặp phải mọi đối tượng trên đường đi và không chấp nhặt những chuyện đó
D. Cả 3 đáp án trên

13. Theo bạn “ Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào?

A. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
B. Người điều khiển dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ
C. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật .
D. Câu trả lời đúng là A và B.

14. Theo bạn những loại xe nào khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định không bị hạn chế tốc độ, có thể đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông?

A. Xe chữa cháy, xe hộ đê, xe công an, xe quân sự; đoàn xe đang diễu hành có tổ chức.
B. Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, xe hộ đê.
C. Đoàn xe có cảnh sát dẫn đường, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
D. Cả hai phương án B và C

15. Em hãy cho biết khi sử dụng phanh xe đạp điện cần chú ý điều gì?

A. Phanh sau bên tay trái thường sẽ ăn (nhậy) hơn phanh trước nhưng phanh gấp, dễ làm xe mất phương hướng và ngã
B. Phanh sau nằm bên trái thường sẽ an toàn hơn phanh trước nhưng lại không ăn (nhập) bằng phanh trước.
C. Phanh trước và phanh sau đều có cơ chế ăn (nhập) giống nhau
D. Phanh trước nằm bên tay phải thường phanh nhẹ, an toàn hơn phanh sau nhưng lại không ăn (nhập) bằng phanh sau

16. Nam đang đi xe đạp trên đường thì va quệt với bạn khác. Theo em, lúc đó Nam nên làm gì?

A. Nếu bạn đang nổi nóng, không nhìn vào mắt bạn. Nếu Nam sai, xin lỗi chân thành, nhận trách nhiệm. .
B. Bày tỏ việc đáng tiếc ngoài ý muốn; cử chỉ thân thiện, sắn sàng giúp đỡ; lời nói khiêm nhường lịch sự; biết cách lắng nghe và đối thoại xây dựng
C. Cả A và B
D. Khăng khăng mình đúng, còn bạn thì đi sai

17. Theo bạn người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong những trường hợp nào?

A. Chở người bệnh đi cấp cứu.
B. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
C. Trẻ em dưới 14 tuổi.
D. Tất cả các phương án trên.

18. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính, thì người điều khiển phương tiện đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho các phương tiện khác như thế nào?

A. Nhường đường cho xe đi ở bên phải mình tới
B. Nhường đường cho xe đi ở bên trái mình tới
C. Nhường đường cho xe đi trên đường được ưu tiên hoăc đường chính từ bất kì hướng nào tới
D. Nhường đường cho xe thô sơ đi trước

19. Theo em, khi vượt xe cần chú ý đảm bảo điều kiện an toàn gì?

A. Phương tiện phía trước đã nhường đường
B. Không có xe ngược chiều đi tới
C. Cả A và B
D. Bấm còi là được vượt

20. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào?

A. Hiệu lệnh của người điểu khiển giao thông.
B. Hiệu lệnh của đèn điểu khiển giao thông.
C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
D. Cả hai phương án B và C.

2. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô THPT- Vòng 3

1. Theo bạn tại nơi giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?

A – Phải nhường đường cho xe đi bên phải.
B – Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
C – Phải nhường đường cho xe đi bên trái.
D – Phương án A và B

2. Theo bạn người lái xe phải giảm tốc độ đến mức không gây nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp nào?

A – Khi có biển báo hiệu hạn chế tốc độ hoặc có chướng ngại vật trên đường; khi tầm nhìn bị hạn chế; khi qua nơi đường giao nhau; nơi đường bộ giao nhau với đường sắt, đường vòng, đoạn đường gồ ghề, trơn trượt, cát bụi.
B – Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, nơi tập trung đông người, nơi đông dân có nhà cửa gần đường.
C – Khi điều khiển xe vượt xe khác trên đường quốc lộ.
D – Cả hai phương án A và B.

3. Theo bạn cơ quan nào quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, lắp đặt báo hiệu đường bộ thuộc địa phương quản lý?

A – Cơ quan quản lý giao thông vận tải.
B – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C – Cơ quan cảnh sát giao thông đường bộ.
D – Thanh tra giao thông đường bộ.

4. Theo bạn khi qua phà, qua cầu phao người lái xe cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

A – Các loại xe phải xếp hàng trật tự đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến.
B – Xe cơ giới phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
C – Mọi người phải xuống xe trừ người điều khiển xe cơ giới, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.
D – Tất cả các phương án trên.

5. Theo bạn người có giấy phép lái xe hạng B2 được điều khiển loại xe nào?

A – Xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
B – Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.
C – Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
D – Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.

6. Bạn Nam nói tham gia giao thông an toàn, quan trọng nhất là con người quyết định, theo em bạn Nam nói đúng hay là sai? Vì sao?

A. Đúng, vì con người là một chủ thể trong xã hội, trực tiếp khai thác và sử dụng phương tiện giao thông và đường xá để phục vụ cuộc sống.
B. Đúng, vì con người có ý thức khi tham gia giao thông sẽ hạn chế được các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc có thể xảy ra.
C. Sai, vì đường
D. Cả A và B

7. Theo bạn người tham gia giao thông phải chấp hành quy tắc nào dưới đây?

A – Đi bên phải theo chiều đi của mình đi đúng làn đường, phần đường quy định
B – Phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ;
C – Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi cùng hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
D – Cả 3 phương án trên

8. Theo bạn xe ô tô kéo xe khác thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A – Được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái xe đó phải còn hiệu lực.
B – Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng.
C – Được kéo thêm nhiều xe khác nhưng phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng dây cáp có độ dài phù hợp.
D – Phương án đúng là A và B.

9. Theo bạn khi gặp một đoàn xe , một đoàn xe tang hay gặp một đoàn người có tổ chức theo đội ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào?

A – Bóp còi, rú ga để cắt qua đoàn người, đoàn xe.
B – Không được cắt ngang qua đoàn người, đoàn xe.
C – Báo hiệu từ từ cho xe đi qua để đảm bảo an toàn.
D – Được cắt ngang qua đoàn người, đoàn xe.

10. Theo bạn việc nối kéo với xe được kéo trong trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì phải dùng cách nào?

A – Dùng dây cáp có độ dài 10 m.
B – Dùng dây cáp có độ dài 5 m.
C – Dùng thanh nối cứng.
D – Dùng dây cáp có độ dài 15 m.

11. Theo bạn người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện những hành vi nào dưới đây?

A – Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
B – Sử dụng ô, bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
C – Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
D – Câu trả lời đúng là B và C.

12. Theo bạn người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm gì?

A – Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
B – Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
C – Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
D – Tất cả các phương án trên.

13. Theo bạn khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?

A – Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; chạy quá tốc độ quy định.
B – Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác và chở vật cồng kềnh; để chân chống quẹt xuống đất và các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
C – Chạy đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ.
D – Câu trả lời đúng A và B

14. Theo bạn khi xe kéo và xe kéo rơ moóc, những hành vi nào không được phép?

A- Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác.
B – Chở người trên xe được kéo; kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.
C – Chở hàng trên xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc.
D – Câu trả lời đúng là A và B.

15. Theo bạn khi điều khiển xe trên đường cao tốc những việc nào không cho phép?

A – Cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; quay đầu xe, lùi xe; cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
B – Cho xe chạy quá tốc độ tối thiểu và dưới tốc độ tối đa ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
C – Dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
D – Dừng xe, đỗ xe ở nơi không đúng quy định.

16. Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống dốc dài, người lái xe phải nhả bàn đạp ga, về số thấp, đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ có đúng thao tác hay không?

A. Không đúng
B. Đúng
C. Tùy trường hợp

17. Xe 2 bánh chạy bằng động cơ điện, có bàn đạp nhưng tốc độ thiết kế tối đa là 45 km/h thì có gọi là xe đạp điện hay không?

A.Không
B.Có

18. Theo bạn người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe đẩy kéo, đẩy xe khác, vật khác khi tham gia giao thông không?

A – Được phép.
B – Tùy từng trường hợp.
C – Không được phép.
D – Được phép khi có lý do cụ thể.

19. Theo em, khi đi xe buýt cần chú ý điều gì?

A.Không được đứng đợi xe buýt dưới lòng đường
B.Đứng ở nhà chờ, nơi quy định
Chờ xe dừng hẳn mới khẩn trương lên xe
D.Cả 3 đáp án trên

20. Mai thường đi học bằng xe buýt nhưng vì hôm nay Mai dậy muộn, xe đi đến gần trường học thì lại bị tắc đường. Sắp trễ giờ rồi, Mai chỉ muốn nhảy xuống xe, chạy bộ vào trường cho nhanh. Theo em, Mai nên làm như thế nào?

A. Nếu bị tắc đường, thì không nhảy xuống xe ngay, đợi khi chú lái xe bảo xuống thì mới nên xuống.
B. Không nên hạ kính cửa sổ xuống thấp, thò đầu ra ngoài nhìn ngang nhìn ngửa, kẻo bị xe phía sau lao đến va quệt làm bị thương.
C. Khi xuống xe thì phải nhìn trước ngó sau xem có xe nào chạy qua không rồi mới được bước xuống khỏi xe. Sau khi xuống xe, thì đi trên vỉa hè.
D. Cả 3 đáp án trên

II. Đáp án Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2021 vòng 2

1. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô THCS- Vòng 2

1. Theo bạn khi vượt xe khác người lái xe phải thực hiện như thế nào?

A – Phải báo hiệu bảng đèn hoặc còi; trong đô thị và nơi đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
B – Xe vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật ở phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.
C – Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
D – Cả 3 phương án trên.

2. Theo bạn khi dừng xe, đỗ xe tại nơi được phép trên đường phố, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ theo những quy định nào ghi dưới đây?

A – Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình.
B – Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
C – Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia tối thiểu 20 mét.
D – Tất cả các phương án trên.

3. Theo em, khi đang điều khiển phương tiện giao thông ở sau xe tải, và bị xe tải che khuất tầm nhìn, người điều khiển phương tiện giao thông nên làm gì?

A.Nhanh chóng vượt
B.Vẫn đi như bình thường
C.Tránh những điểm mù phía sau bên phải, về phía bên trái hay ngay phía trước xe tải.
D.Đi chậm lại

4. Khi tham gia giao thông ở gần các phương tiện xe buýt, và xe khách trên đường, để tránh va chạm người điều khiển phương tiện giao thông nên chú ý điều gì?

A.Cần nắm rõ đặc tính di chuyển của xe khách dừng đỗ đột ngột để phòng tránh va chạm
B.Sẵn sàng giảm tốc độ để dừng xe an toàn hoặc phòng tránh các xe khách giảm tốc độ hoặc chuyển hướng
C.Kiểm soát tốc độ và giữ khoảng cách an toàn với xe khách theo nguyên tắc 2 giây
D.Cả 3 đáp án trên

5. Khi vượt xe phía trước thì bạn cần giữ khoảng cách an toàn tối thiểu với xe định vượt bao nhiêu mét bề ngang?

A.1 mét
B.2 mét
C.3 mét
D.4 mét

6. Theo em, có nên bám sát các phương tiện khác không?

A.Không, vì không thể xử lý các tình huống bất ngờ
B.Có, vì cần tận dụng đường để đi nhanh hơn
C.Không, vì cần giữ một khoảng cách an toàn đối với các phương tiện khác
D.Cả A và C

7. Để giữ khoảng cách an toàn với xe cùng chiều phía trước theo quy tắc 2 giây là như thế nào?

A.Hai giây là khoảng thời gian cần thiết để bạn tiếp nhận thông tin từ phía trước, và đưa ra phản ứng kịp thời với những thay đổi.
B.Nếu đi với tốc độ 40 km/h, mỗi giây bạn sẽ đi được quãng đường là 11m, như vậy khoảng cách bạn cần giữ với xe phía trước là 22m…
C.Khoảng cách an toàn với xe cùng chiều sẽ tăng lên khi tốc độtăng lên hoặc trong trường hợp hạn chế về điều kiện ánh sáng, thời tiết.
D.Cả 3 đáp án trên

8. Khi đi xe đạp qua đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt có rào chắn, không may xe đạp của bạn bị hỏng, trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì?

A.Dừng lại sửa xe xong thì đi tiếp
B.Cho xe ra ngoài khu vực đường sắt cách rào chắn tối thiểu 4 mét rồi mới sửa xe
C.Cho xe ra ngoài khu vực đường sắt cách rào chắn tối thiểu 5 mét rồi mới sửa xe
D.Cho xe ra ngoài khu vực đường sắt cách rào chắn tối thiểu 3 mét rồi mới sửa xe

9. Theo bạn khái niệm “làn đường” được hiểu như thế nào là đúng?

A.Là một phần của đường được chia theo chiều ngang của đường, có bề rộng đủ cho xe đỗ an toàn.
B.Là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
C.Là một phần của đường quốc lộ cho xe chạy và được phân chia theo chiều dọc của đường
D.Cả 2 phương án A và B

10. Theo Luật giao thông, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ trong những trường hợp nào?

A.Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ
B.Khi có xe xin vượt đáp ứng đủ điều kiện an toàn
C.Khi muốn chuyển hướng
D.Cả 3 đáp án trên

11. Sau khi xe phía trước đã nhường đường và đảm bảo an toàn để mình vượt xe, mình thực hiện vượt thế nào?

A.Tăng tốc độ để vượt
B.Giảm tốc độ
C.Đi như bình thường
D.Lùi sang bên trái

12. Theo em, để lên xuống xe ô tô một cách an toàn cho mình và người khác, người lái xe ô tô cần làm bước nào dưới đây?

A.Quan sát qua gương chiếu hậu và quay đầu lại phía sau để kiểm tra an toàn bằng mắt thường
B.Trước khi xuống mở hé cửa xe đủ để các phương tiện khác trên đường có thể nhận thấy
C.Mở cửa xe đủ rộng để xuống xe, nhanh chóng ra khỏi xe và đi về phía đuôi xe.
D.Tất cả 3 bước trên

13. Để giúp mẹ dễ dàng trong việc điều khiển phương tiện thì em nên ngồi như thế nào?

A.Hai đùi khép vào hông mẹ
B.Ngồi phía trước người mẹ
C.Hai tay ôm nhẹ vào eo của mẹ, hoặc một tay ôm vào eo và một tay bám vào tay bám phía sau xe
D.Cả A và C

14. Theo bạn khái niệm “phần đường xe chạy” được hiểu như thế nào là đúng?

A.Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
B.Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông.
C.Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, các công trình, thiết bị phụ trợ khác và dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông.
D.Tất cả các phương án nêu trên.

15. Theo bạn “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông” gồm những đối tượng nào?

A.Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ.
B.Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
C.Người điều khiển xe chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
D.Cả 2 phương án A và B.

16. Theo bạn khái niệm “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?

A.Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
B.Là bộ phận của đường để xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang của đường.
C.Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.
D.Tất cả các phương án nêu trên.

17. Theo em, văn hóa giao thông được thể hiện ở những hành vi nào sau đây?

A.Chen lấn để được đi trước
B.Đi nhanh nhất có thể để tiết kiệm thời gian cho mình
C.Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.
D.Chửi những người khác khi không chịu nhường đường

18. Khi vượt xe phía trước thì bạn có được phép chèn lên vạch kẻ đường không?

A.Có, nếu điều kiện cho phép
B.Tuyệt đối không
C.Có, nếu không có chướng ngại vật
D.Cả A và C

19. Khi tham gia giao thông ở gần các phương tiện xe khách trên đường, người điều khiển phương tiện giao thông nên chú ý điều gì?

A.Các xe khách thường dừng đón, trả khách đột ngột, không đúng nơi quy định
B.Lái xe khách chỉ lo đón khách dọc đường, dẫn tới giảm tốc độ và chuyển hướng đột ngột, không giữ khoảng cách an toàn với phương tiện khác
C.Cả A và B
D.Không cần chú ý gì, cứ đi như bình thường

20. Theo em, đâu là hành vi văn minh khi điều khiển xe trên đường phố?

A.Chỉ sử dụng còi khi cần thiết
B.Sử dụng còi bất kỳ lúc nào mình thích
C.Liên tục bấm còi
D.Không sử dụng còi

2. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô THPT- Vòng 2

1. Theo bạn biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm?

A – Nhóm biển báo cấm; nhóm biển báo hiệu nguy hiểm
B – Nhóm biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
C – Nhóm biển hiệu lệnh; nhóm biển chỉ dẫn.
D – Cả ba phương án A, B và C

2. Theo bạn bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?

A- Là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải và ngành Công an.
B – Là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
C – Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.
D – Câu trả lời đúng là cả hai phương án A và B.

3. Theo bạn trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?

A – Phương tiện nào bên phải không vướng.
B – Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước.
C – Phương tiện giao thông đường sắt.
D – Phương tiện bên trái không vướng.

4. Người điều khiển xe đạp điện khi lưu thông trên đường phải tuân thủ các quy tắc giao thông nào dưới đây?

A.Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.
B.Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc báo hiệu đường bộ và phải quan sát thật an toàn mới đi.
C.Đi bên phải, đúng phần đường quy định.
D.Cả ba ý nêu ra

5. Theo bạn việc họp chợ, tụ tập đông người trái phép, thả rông súc vật trên đường bộ có được phép hay không?

A – Không được phép.
B – Được phép.
C – Được phép trong một số trường hợp cụ thể.
D – Không được phép thả rông súc vật trên đường bộ.

6. Theo bạn ban đêm xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau, đèn chiếu sáng phải được sử dụng như thế nào?

A – Phải chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa.
B – Phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.
C – Phải bật hết các đèn có trên xe
D – Phải bật hết các đèn phía trước xe

7. Theo bạn các hành vi nào sau đây bị cấm?

A – Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.
B – Sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
C – Sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất với từng loại xe cơ giới và sử dụng âm thanh gây mất trật tự công cộng.
D – Cả 2 phương án A và B.

8. Em hãy cho biết các sự cố thường gặp trên đường sắt có thể đe doạ đến an toàn giao thông đường sắt?

A.Đất, đá dưới đường ray bị sạt, lở.
B.Cây cối bị đổ vào đường sắt.
C.Xe ô tô và các phương tiện giao thông đường bộ bị đổ vào đường sắt, bị chết máy nằm trên đường sắt.
D.Tất cả đáp án trên

9. Khi lùi xe người lái phải làm gì để bảo đảm an toàn?

A.Quan sát phía sau và cho lùi xe;
B.Lợi dụng nơi đường giao nhau đủ chiều rộng để lùi;
C.Phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

10. Theo bạn người lái xe được dừng xe, đỗ xe trong các trường hợp nào sau đây:

A – Trên đường có bề rộng đủ cho hai làn xe, ngoài phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
B – Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
C – Trên đường có bề rộng đủ cho một làn xe, ngoài phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
D – Trước cổng và trong phạm vi 3 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.

11. Theo Luật giao thông đường bộ, khái niệm ‘Dừng xe’ được hiểu như thế nào?

A.Là trạng thái xe tắt máy
B.Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông, trong thời gian đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác
C.Là trạng thái xe dừng lại những vẫn nổ máy
D.Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện

12. Đang đi trên đường thì em thấy một tốp thanh niên đang phóng xe máy lạng lách, đánh võng đằng sau, khi đó em nên làm gì?

A.Đua theo xe
B.Vẫn đi như bình thường
C.Nhanh chóng giảm tốc độ và cho xe máy của mình đi sát vào lề đường
D.Chửi theo

13. Theo em, hành vi lấy trộm các thanh tà vẹt, ốc vít,… gây ra nguy hiểm gì?

A.Có thể gây tai nạn giao thông đường sắt, ảnh hưởng đến tính mạng
B.Có thể gây lệch tàu, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu
C. Có thể làm tàu chạy chệch đường ray đe dọa nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu
D.Cả 3 đáp án trên

14. Theo bạn tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A – Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
B – Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
C – Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
D – Phải nhường đường cho xe báo hiệu xin đường.

15. Theo bạn người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô 3 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô trở người đến 9 chỗ ngồi?

A – 16 tuổi.
B – 18 tuổi.
C – 17 tuổi.
D – 19 tuổi.

16. Theo bạn xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn tham gia giao thông cần tuân thủ quy định nào ghi ở dưới đây?

A – Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông.
B – Chủ trương tiện và lái xe chỉ cần thực hiện biện pháp để hạn chế việc gây hư hại đường bộ.
C – Được tham gia giao thông khi cần thiết.
D – Tất cả các phương án trên.

17. Theo bạn người bị phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải có trách nhiệm gì?

A – Kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an gần nhất để xử lý.
B – Trường hợp cần thiết phải có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.
C – Coi như không biết.
D – Phương án đúng là A và B.

18. Theo bạn người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?

A – Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể.
B – Không được mang, vác.
C – Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.
D – Được mang vác vật cồng kềnh.

19. Theo bạn ở những nơi nào không được lùi xe?

A – Ở khu vực cho phép đỗ xe.
B – Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường giành cho người đi bộ qua đường.
C – Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
D – Câu trả lời đúng là B và C.

20. Theo bạn tại nơi đường giao nhau, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên phải nhường đường như thế nào?

A – Nhường đường cho xe đi ở bên phải mình tới.
B – Nhường đường cho xe đi ở bên trái mình tới.
C – Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
D – Nhường đường cho xe ưu tiên.

III. Đáp án Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2021 vòng 1

1. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2021 THCS vòng 1

1. Người điều khiển xe ô tô không được dùng còi khi điều khiển xe trong đô thị trong các trường hợp nào dưới đây?

A. Từ 22h đến 5h sáng.Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2021 THCS vòng 1

B. Khi qua ngã ba, ngã tư, trong thành phố, thị xã, thị trấn đông người qua lại.

C. Khi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường.

D. Khi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường.

2. An nói với Toàn: Ban đêm đường vắng người, xe đi lại sao họ lại để đèn vàng nhấp nháy làm gì nhỉ? Theo bạn, Toàn trả lời như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Tín hiệu vàng nhấp nháy để báo cho các xe giảm tốc độ

B. Tín hiệu vàng nhấp nháy để báo cho lái xe chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

C. Tất cả các phương án dưới đây

3. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, An thấy Toàn điều khiển xe đạp len lỏi đi giữa đường cùng các ô tô, xe máy liền nói: Cậu đi sai làn đường rồi, nguy hiểm lắm! Theo bạn, Toàn phải điều khiển xe đi như thế nào mới an toàn và đúng quy tắc giao thông?

A. Đi trên làn đường bên trái, ngoài cùng

B. Đi trên làn đường giữa

C. Đi trên làn đường bên phải trong cùng

4. Theo em, xe xuống dốc có phải nhường đường cho xe đang lên dốc không?

A. Có, vì theo Điều 17 Luật giao thông đường bộ quy định

B. Không, vì xe đang lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc

C. Không, vì Luật giao thông đường bộ không quy định điều này

D. Cả B và C

5. An và Toàn đi xe đạp gần đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, An hỏi Toàn: Theo cậu, trên đoạn đường này, phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước? Toàn nói: Có 3 đáp án và chỉ 1 đáp án đúng, cậu suy nghĩ và trả lời nhé?

A. Phương tiện đường sắt

B. Phương tiện đường bộ

C. Phương tiện nào đến trước được ưu tiên đi trước.

6. Chọn những nội dung góp phần xây dựng văn hóa giao thông 1. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông 2. Đi đúng làn đường, phần đường theo quy định 3. Không đua xe và cổ vũ đua xe trái phép

A. 1, 2 và 3

B. Chỉ 1

C. 2 và 3.

D. 1 và 2

7. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính người lái xe phải xử lý như thế nào?

A. Nhường đường cho xe chạy ở bên phải mình tới

B. Nhường đường cho xe chạy ở bên trái mình tới

C. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới

D. Nhường đường cho xe đi ngược chiều

8. Toàn và An đi học và về bằng xe buýt vé tháng. Toàn nói với An: Khi có cụ già, em nhỏ, phụ nữ mang thai và người khuyết tật, chúng mình nên đứng dậy nhường ghế nhé! An gạt đi: Cậu cứ đeo tai nghe nhạc, nhắm mắt như ngủ để khỏi phải nhường ghế. Theo bạn, nếu đi xe buýt nên theo bạn An hay lời khuyên của bạn Toàn để thể hiện nét đẹp văn hóa giao thông?

A. Lời khuyên của bạn Toàn

B. Kinh nghiệm của bạn An

C. Không nên nghe theo ai

9. An đi học bằng xe đạp nhưng rất lúng túng khi đến nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Theo bạn, An cần thực hiện việc nhường đường như thế nào là an toàn và đúng quy tắc giao thông?

A. An phải cho xe giảm tốc độ

B. An phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải

C. Tất cả các phương án dưới đây

10. Khi đi xe đạp, trên đường ở những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường, bạn phải xử lý như thế nào là đúng Luật giao thông đường bộ?

A. Phải giảm tốc độ

B. Nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường an toàn

C.Tất cả các phương án dưới đây

11. Để góp phần xây dựng văn hóa giao thông, cần hướng dẫn, thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

12. Theo em, khi đi xe đạp từ đường trong ngõ nhỏ ra đường lớn, em phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?

A. Đi với tốc độ nhanh

B. Đi bình thường không cần giảm tốc độ

C. Giảm tốc độ, quan sát kĩ 2 hướng

D. Đi bình thường và quan sát 2 hướng

13. Theo bạn, khi đi trên xe moto, xe gắn máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm như thế nào là an toàn ?

A. Mũ bảo hiểm phải đạt chuẩn, có tem hợp quy

B. Đội mũ ngay ngắn, cài quai đúng quy cách

C. Tất cả các phương án

14. Theo em, khi đi bộ ở mép đường, ta cần đi như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?

A. Đi về phía bên tay phải của mình

B. Không được tụ tập gây ùn tắc giao thông

C. Không được đi hàng 3, hàng 4

D. Cả 3 phương án trên

15. An đang đi đường thì bỗng thấy một con vật lao ra, ngồi giữa đường, lúc này An không thể phanh khẩn cấp kịp, theo em trong trường hợp này An làm như thế nào để đảm bảo an toàn?

A. Nên phanh giảm tốc từ từ đủ để có thể đánh tay lái mà không bị mất lái

B. Quan sát an toàn và phán đoán để lái xe sang bên trái hoặc bên phải con vật cần tránh

C. Cả A và B

D. Cứ đâm vào con vật

16. Em hãy cho biết khái niệm “hàng siêu trường, siêu trọng” trong Luật giao thông đường bộ là gì?

A. Là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.

B. Là hàng có kích thước hoặc trọng lượng trong giới hạn quy định

C. Là hàng có thể tháo rời ra được

D. Cả B và C

17. Em hãy cho biết để phanh xe đạp điện an toàn thì cần lưu ý điều gì?

A. Không giữ chặt phanh, kể cả phanh trước và phanh sau vì dễ làm xe mất lái

B. Khi bóp một trong hai phanh thì động cơ sẽ tự động ngắt, cho nên chỉ cần nhả tay ga hết cỡ, khi đó quán tính sẽ ghìm tốc độ của xe lại

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

18. Đường phố là gì? 1. Là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố 2. Là đường chạy qua khu dân cư

A. 1

B. 2

C. 1 và 2

D.Tất cả phương án đều sai

19. Để giúp mẹ dễ dàng trong việc điều khiển phương tiện thì em nên ngồi như thế nào?

A. Hai đùi khép vào hông mẹ

B. Ngồi phía trước người mẹ

C. Hai tay ôm nhẹ vào eo của mẹ, hoặc một tay ôm vào eo và một tay bám vào tay bám phía sau xe

D. Cả A và C

20. Xe chạy phía sau được phép vượt xe chạy phía trước trong trường hợp nào sau đây?

A. Không có chướng ngại vật phía trước

B. Không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt

C. Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải

D. Cả 3 đáp án trên

2. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2021 THPT vòng 1

1. Khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, gặp nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, bạn có phải nhường đường cho người đi bộ không?

A. Có

B. Không

2. Trên một con dốc hẹp anh Tuấn điều khiển xe đạp điện đi xuống dốc gặp chị Hương đi xe máy đi lên dốc thì anh Tuấn phải xử lí như thế nào ?

A. Anh Tuấn phải nhường đường cho chị Hương vì theo Luật Giao thông đường bộ thì xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc.

B. Chị Hương phải nhường đường cho anh Tuấn vì theo Luật Giao thông đường bộ xe máy phải nhường đường cho xe đạp.

C. Cả hai cứ đi bình thường.

3. Theo bạn khi điều khiển xe trên đường cao tốc những việc nào không cho phép?

A. Cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; quay đầu xe, lùi xe; cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.

B. Cho xe chạy quá tốc độ tối thiểu và dưới tốc độ tối đa ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.

C. Dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

D. Dừng xe, đỗ xe ở nơi không đúng quy định.

4. Hành vi đi xe đạp điện lên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ… đến… ?

A.Từ 100.000 đến 200.000 đồng.

B.Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.

C.Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

D. Không có đáp án

(Note: Theo Khoản 4, Điều 8, Nghị định 100/2019, mức xử phạt hành vi đi xe đạp điện lên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ  400.000 đồng đến 600.000 đồng, so các đáp án ở trên đều không có)

5. Khi đi xe đạp điện, điều khiển hoặc ngồi sau xe máy em cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân?

A. Cần đội mũ bảo hiểm

B. Cần đi với tốc độ thật nhanh

C. Cần lạng lách, đánh võng

D. Cần đi hàng 2, hàng 3

6. Theo bạn khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tai nạn giao thông; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người gây tai nạn giao thông.

B. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

C. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tai nạn giao thông và của người gây tai nạn giao thông. Cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

D. Cả 2 phương án A và B.

7. Theo bạn người điều khiển phương tiện giao thông trên đường phố có được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe sửa chữa cháy lấy nước hay không?

A. Được dừng xe, đỗ xe trong trường hợp cần thiết.

B. Không được dừng xe, đỗ xe.

C. Được dừng xe, đỗ xe.

D. Được dừng xe.

8. Hương đi xe đạp điện, chở Lan ngồi sau, Hương có đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy và cài quai đúng quy cách, Lan không đội mũ bảo hiểm. Theo bạn, hành vi Lan không đội mũ bảo hiểm là đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

9. Theo bạn ở những nơi nào không được quay đầu xe?

A. Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

B. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức.

C. Trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

D. Câu trả lời đúng là A và C.

10. Theo bạn các hành vi nào sau đây bị cấm?

A. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.

B. Sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

C. Sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất với từng loại xe cơ giới và sử dụng âm thanh gây mất trật tự công cộng.

D. Cả 2 phương án A và B.

11. Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, để đảm bảo an toàn, người lái xe cần bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ có đúng hay không?

A. Không đúng

B. Đúng

12. Khi đi xe đạp điện, trên đường ở những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường, bạn phải xử lý như thế nào là đúng Luật giao thông đường bộ?

A. Phải giảm tốc độ

B. Nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường an toàn

C. Tất cả các phương án dưới đây

13. Theo bạn “Phương tiện giao thông đường bộ” gồm những loại nào?

A. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

B. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng.

C. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

D. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

14. Theo bạn khi xe kéo và xe kéo rơ moóc, những hành vi nào không được phép?

A. Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác.

B. Chở người trên xe được kéo; kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.

C. Chở hàng trên xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc.

D. Câu trả lời đúng là A và B.

15. Theo bạn “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?

A. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

B. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng

C. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

D. Cả 2 phương án A và B

16. Trong trường hợp khẩn cấp, người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện có được phép kéo, đẩy xe khác, vật khác không?

A. Có

B. Không được phép

17. Theo bạn khái niệm “đỗ xe” được hiểu như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có giới hạn trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

B. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không có giới hạn thời gian.

C. Là tài xế không ngồi trên xe, tắt máy.

D. Cả 2 phương án A và B.

18. Theo bạn hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?

A. Không bị nghiêm cấm.

B. Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể.

C. Bị nghiêm cấm

D. Không bị nghiêm cấm nếu có lý do cụ thể.

19. Theo bạn người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?

A. Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể.

B. Không được mang, vác.

C. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.

D. Được mang vác vật cồng kềnh.

20. Theo bạn khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

A. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

B. Gồm xe ôtô; máy kéo; xe môtô hai bánh; xe môtô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.

C. Gồm xe ôtô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ôtô, máy kéo; xe môtô hai bánh; xe môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

D. Cả 2 phương án A và B.

3. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2021 GDTX

Năm nay giáo dục thường xuyên không tổ chức thi các bạn nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Bài thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button