Hỏi Đáp

Xử phạt khi trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng

Xử phạt khi trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng

Người sử dụng lao động trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng có bị phạt không? Ngoài việc bị phạt, người sử dụng lao động còn bị buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động, đồng thời phải trả thêm khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Bạn đang xem: Xử phạt khi trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng

Cán bộ công chức, viên chức được tăng lương từ tháng 5/2016

Nghị định số 70/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp

Thông tư 32/2015/TT-BTC hướng dẫn điều chỉnh tiền lương cho cán bộ có hệ số lương từ 2,34 trở xuống

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, xin luật sư cho tôi hỏi, doanh nghiệp tôi mới thành lập ở Hà Nội, nếu tôi thực trả mức lương cho nhân viên thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, nhưng khi tôi làm thang bảng lương gửi cho phòng lao động huyện cao hơn thì có bị phạt không?

Trả lời:

Khi thực hiện xây dựng thang bảng lương cần phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Mặt khác, việc xây dựng cần tuân thủ theo quy định về mức lương, thang lương đúng quy định, cần công khai thang bảng lương tại nơi làm việc. Trong trường hợp bạn làm thang lương cao, nhưng thực trả lại thấp thì bạn có thể bị xử phạt hành chính cụ thể:

Theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

5. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, tùy theo việc mà bạn trả cho bao nhiêu lao động thì bạn sẽ có mức phạt tương ứng, thêm vào đó thì bạn buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button