Hỏi Đáp

Xử lý hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Khi ly hôn thì vấn đề cấp dưỡng cho con là một vấn đề hết sức quan trọng. Nhưng nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng lại không chịu cấp dưỡng theo bản án, quyết định của tòa án thì xử lý thế nào?

Bạn đang xem: Xử lý hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc hình thức Xử lý hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP và Bộ luật Hình sự 2015

Xử lý hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

1. Cấp dưỡng là gì?

Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

2. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn

Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

3. Cha mẹ khi ly hôn cấp dưỡng cho con đến bao giờ?

Theo quy định tại điều 110 Luật Hôn nhân gia đình 2014 => Cha mẹ cấp dưỡng cho đến khi con đủ tuổi thành niên và có khả năng lao động, có tài sản để tự nuôi mình.

4. Xử lý hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Khi cha/mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo bản án, quyết định của tòa án thì có thể chịu các hình thức xử phạt sau:

  • Xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điều 64 Nghị định 82:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định;

b) Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

c) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

4. Làm gì khi vợ/chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn?

Bạn có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án nơi bạn ly hôn để đề nghị Chi cục Thi hành án tiến hành thủ tục yêu cầu vợ/chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Hồ sơ đề nghị yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con bao gồm:

  • Đơn yêu cầu thi hành án (theo mẫu);
  • Bản án quyết định của Tòa án về việc ly hôn;
  • Bản sao chứng minh thư, sổ hộ khẩu của cả hai bên (có công chứng hoặc chứng thực);
  • Bản sao giấy khai sinh của con (có công chứng hoặc chứng thực);
  • Các giấy tờ cần thiết chứng minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (nếu có).

Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Nếu có căn cứ cho rằng chồng của bạn cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì bạn có thể trình báo để cơ quan có thẩm quyền tiến hành áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm của chồng cũ của bạn như đã nêu ở trên.

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp quy định pháp luật về Xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Cách giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án
  • Thủ tục đòi bồi thượng thiệt hại tai nạn giao thông 2021
  • Quy trình phạt nguội 2021
  • Lương 15 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Lương 20 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Thủ tục xin miễn giảm án phí

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button