Hỏi Đáp

Xếp loại thi đua cuối năm đối với giáo viên có thời gian nghỉ ốm và nghỉ sản

Việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức hiện nay được quy định cụ thể tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP ban hành ngày 13/8 năm 2020. Vậy giáo viên có thời gian nghỉ ốm và nghỉ sản thì sẽ được xếp loại thi đua cuối năm như thế nào?

Bạn đang xem: Xếp loại thi đua cuối năm đối với giáo viên có thời gian nghỉ ốm và nghỉ sản

Sau đây là các quy định mới nhất về hướng dẫn đánh giá, xếp loại viên chức giáo viên cuối năm Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ đến các bạn cùng tham khảo.

1. Quy định về các mức xếp loại giáo viên hiện nay

Theo quy định tại Điều 42 Luật viên chức 2010; Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định 90/2020 của Chính phủ việc phân loại đánh giá viên chức như sau:

(Áp dụng với viên chức không giữ chức vụ quản lý)

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

– Đáp ứng các yêu cầu về: Chính trị tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật

– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao

– Có ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

– Đáp ứng các yêu cầu về: Chính trị tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật

– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Hoàn thành nhiệm vụ

– Đáp ứng các yêu cầu về: Chính trị tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật

– Hoàn thành các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao;

– Có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.

Không hoàn thành nhiệm vụ

Khi có một trong các tiêu chí:

– Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền

– Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;

– Có hành vi vi phạm trong thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.

2. Xếp loại giáo viên cuối năm có thời gian nghỉ ốm, thai sản

Điều 2 Nghị định 90/2020 quy định cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt do nghỉ chế độ thai sản; giáo viên có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại.

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

Bên cạnh đó, nguyên tắc đánh giá phải khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý.

Ngoài ra, giáo viên có thời gian công tác trong năm chưa đủ 6 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Giáo viên nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 3 tháng – dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Như vậy, khi giáo viên nghỉ thai sản thì kết quả xếp loại trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó. Tùy vào mức độ hoàn thành công việc, sẽ được xếp loại theo quy định nêu trên.

3. Quy định về thi đua khen thưởng đối với viên chức

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 thì:

“1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”được xét tặng cho cán bộ, công chức, công nhân, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;

b) Chấp hành tốt chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết,tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

c) Tích cực học tập chính trị,văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.”

Như vậy, dựa trên quy định trên, đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức đạt các tiêu chuẩn như trên thì được trao tặng Danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Cụ thể hơn về vấn đề người nghỉ thai sản có được hưởng hay không thì theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 02/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng quy định như sau:

“2. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua

a) Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”:

Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến” được xét công nhận đối với các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, các cơ sở kinh tế; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Luật Thi đua, Khen thưởng. Mỗi năm xét một lần vào dịp tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị.

Đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của nhà nước và những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, những người trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế, thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”.

Theo như quy định trên, đối tượng nữ nghỉ thai sản thì khi có đủ những điều kiện như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất, chất lượng cao, Chấp hành tốt chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết,tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua; Tích cực học tập chính trị,văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; Có đạo đức, lối sống lành mạnh và có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản…thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu “lao động tiên tiến”. Còn nếu bạn nghỉ thai sản, nhưng trong thời gian nghỉ bạn không tham gia làm nhiệm vụ, không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì không được xét là viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trên đây là một số chia sẻ của Trường Tiểu học Thủ Lệ về quy định xét thi đua cuối năm đối với viên chức có thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm. Hy vọng nội dung này hữu ích đối với các bạn.

Tham khảo thêm:

  • Không đi thi giáo viên dạy giỏi có bị phạt
  • Thời hạn sử dụng chứng chỉ tin học và ngoại ngữ của giáo viên

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Cán bộ công chức của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button