Hỏi Đáp

Xâm hại trẻ em là gì? Hành vi xâm hại trẻ em là gì?

Xâm hại trẻ em là gì? Hành vi xâm hại trẻ em là gì? Tình trạng xâm hại trẻ em đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Do trẻ nhỏ chưa biết tự bảo vệ bản thân và những kẻ có suy nghĩ đồi bại gây nên. Bởi vậy bảo vệ trẻ em hiện nay là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết.

Bạn đang xem: Xâm hại trẻ em là gì? Hành vi xâm hại trẻ em là gì?

1. Xâm hại trẻ em là gì? Hành vi xâm hại trẻ em là gì?

Theo quy định của Luật trẻ em 2016 tại điều 4 là:

“Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.”

Như vậy hành vi xâm hại trẻ em là những hành vi của kẻ xâm hại gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự và nhân phẩm của trẻ bằng các hình thức như bóc lột, bạo lực, mua bán, bỏ rơi, xâm hại tình dục và các hình thức gây tổ thương khác.

Trẻ em là những đối tượng chưa biết suy nghĩ, chưa hình thành được nhân cách, chưa biết rằng cái gì đúng hay sai nên mọi hình thức dạy bảo trẻ chỉ nên dừng ở mức chỉ bảo và răn đe, không nên đánh đập, bạo lực đối với trẻ.

Bạo lực ở đây có thể là bạo lực bằng hành động hoặc bạo lực bằng lời nói và hành vi ám chỉ. Điều này sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý và sợ hãi nhất là khi bạn bè cũng trang lứa xa lánh.

Xâm hại trẻ em là gì? Hành vi xâm hại trẻ em là gì?
Xâm hại trẻ em là gì? Hành vi xâm hại trẻ em là gì?

2. Các hành vi xâm hại trẻ em

Các hành vi xâm hại đến trẻ em được quy định tại điều 6 Luật trẻ em 2016 như sau:

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

11. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.

13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

14. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

15. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

3. Những tác động của hành vi xâm hại trẻ em

Như đã nói ở trên trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ và che trở nên chúng không bao giờ có lỗi trong bất kỳ hoàn cảnh nào do độ tuổi chưa có suy nghĩ đúng đắn. Mọi hành vi xâm phạm đến trẻ đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ bị xâm hại.

Trẻ sẽ bị ảnh hưởng về tâm sinh lý, vì còn quá nhỏ để nhận thức được hành vi nhưng chúng cũng biết được điều gì đang nguy hiểm với mình và điều gì đang chỉ trích bản thân. Trẻ sẽ hình thành nên những nỗi sợ trong tâm lý và tránh xa mọi thứ liên quan. Trẻ có thể sẽ bị sa sút sức khoẻ, hoảng sợ, bỏ học,… Đây là những hệ luỵ nguy hiểm với trẻ. Nhất là khi những trẻ bị xâm phạm được người lớn an ủi nhưng bạn cùng trang lứa cũng là trẻ em lại không hiểu được vấn đề nghiêm trọng mà còn chỉ trích việc đó sẽ càng khiến trẻ em bị ảnh hưởng hơn.

Từ việc bị xâm hại trẻ còn ảnh hưởng đến gia đình đứa trẻ khi những người lớn lo lắng cho con em mình và hệ luỵ cho xã hội. Khi tình trạng xâm hại trẻ xảy ra thì khiến cộng đồng dân cư trong khu vực lo ngại về an ninh khu dân cư. Nhất là những gia đình có trẻ nhỏ thì luôn nơm nớp lo sợ con em mình cũng sẽ bị như vậy.

Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Xâm hại trẻ em là gì? Hành vi xâm hại trẻ em là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button