Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay – Sống chết mặc bay là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Phạm Duy Tốn được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Trong bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đoạn văn cảm nhận của em về tên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay, đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật quan phụ mẫu hay và chi tiết để các bạn hiểu rõ hơn về nhân vật này trong tác phẩm.
Bạn đang xem: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay
- Chứng minh quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay la một kẻ lòng lang dạ thú
Contents
1. Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tên quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan”lòng lang dạ sói”. Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang “chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài” thì quan phụ mẫu – người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi “đứa con” của ngài chạy vào nói: “Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!”, hắn còn quát vào mặt, đe doạ: “….Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?…” rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
2. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay
Thông qua văn học chúng ta đã chứng kiến cái xã hội phong kiến ngày xưa đầy rẫy bất công, oan trái, tầng lớp thống trị chỉ biết ăn chơi sa đọa và chà đạp người dân. Điển hình là trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”, tác giả tài hoa Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công một nhân vật – 1 quan phụ mẫu điển hình như thế. Câu chuyện lấy bối cảnh ở làng X, phủ X, vào lúc nửa đêm khi nông dân phải vật lộn với thiên nhiên để hộ đê thì trong đình, 1 tên được nhân dân vẫn gọi là quan phụ mẫu lại đang ung dung chơi tổ tôm trong đình, mặc cho nhân dân phải lam lũ chống chọi với thiên tai. Khinh bỉ thay, phẫn nộ thay cho tên vô nhân đạo, lòng lang dạ sói đến thế, hắn nào có đi hộ đê mà đem theo bao nhiêu thứ: nào yến hấp đường phèn, nào ống thuốc bạc, nào dao chuôi ngà, nào tăm bông…. Xem ra xa hoa, sung sướng lắm. Trong lúc lũ con dân của hắn đang tầm tả ngoài kia mà hắn có thể ăn chơi phè phỡn trên nỗi khổ của họ. Nhưng đỉnh điểm khi được thông báo rằng đê đã vỡ, nhưng tên quan vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng, đem tội lỗi đổ đầu lên con dân. Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất, tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm – người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Sự vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân. Phải nói bằng nghệ thuật tương phản tài tình mà tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của tên quan phụ mẫu hay cũng chính là kẻ đại diện cho giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ.
3. Đoạn văn suy nghĩ về nhân vật quan phụ mẫu
Trong các tác phẩm văn học tôi đã được học thì văn bản gây nhiều ấn tượng với tôi nhất đó là “Sống chết mặc bay” do tác giả Phạm Duy Tốn sáng tác. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, “Sống chết mặc bay” đã lên án tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú”. Trong khi nhân dân thì thì đang vật lộn với mưa cố gắng giữ đê không bị vỡ thì hắn lại yên thân ở trong triều, lại còn chơi đánh bài tổ tôm một cách sung sướng. Cho đến khi đê vỡ, con dân lâm nguy thì cũng là lúc hắn ù thông trong 2 ván bài. Dường như một trăm hai mươi lá bài đen đỏ kia có một ma lực và quan trọng hơn cả sinh mạng, tài sản của con dân phủ X. Sau khi đọc xong văn bản này tôi càng hiểu và cảm thông sâu xa với những bất hạnh của người dân dưới xã hội cũ. Càng hiểu lại càng cảm thấy ghê tởm bộ mặt quan lại bất nhân xưa kia, chỉ vì những tên sâu dân mọt nước gây đau khổ cho dân lành.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục