Viên chức xin nghỉ việc được hưởng những trợ cấp nào?
Viên chức xin nghỉ việc được hưởng những trợ cấp nào? Đây là vấn đề được khá nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ một số giải đáp về chế độ nghỉ việc của viên chức, mời các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem: Viên chức xin nghỉ việc được hưởng những trợ cấp nào?
- Giáo viên tham gia nâng chuẩn phải đền bù phí đào tạo nếu không được cấp bằng
- Giáo viên không đạt chuẩn đào tạo sẽ không được giảng dạy?
Trong quá trình làm việc, viên chức nghỉ việc do đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc do chính viên chức đó đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Vậy viên chức xin nghỉ việc được hưởng những trợ cấp nào?
Contents
1. Các trường hợp viên chức được xin nghỉ việc
Ngoài việc làm đơn tự nguyện xin nghỉ việc và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản thì viên chức còn được nghỉ việc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Hiện viên chức được tuyển dụng sẽ thực hiện theo 02 chế độ hợp đồng: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn:
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là loại hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng trong thời gian từ đủ 12 – 36 tháng;
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là loại hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hơp đồng.
Do đó, với viên chức thực hiện loại hợp đồng khác nhau có quy định về việc xin nghỉ việc khác nhau. Cụ thể:
– Viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức năm 2010): Các đối tượng này có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải thông báo bằng văn bản trước ít nhất 45 ngày cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Riêng trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp sau:
- Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
- Không được trả lương đầy đủ hoặc đúng hạn theo hợp đồng làm việc;
- Bị ngược đãi, cưỡng bức lao động;
- Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
- Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ;
- Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà không năng làm việc chưa khôi phục.
Như vậy, tùy vào từng đối tượng viên chức đã ký hợp đồng làm việc gì với đơn vị sự nghiệp công lập mà được nghỉ việc theo 07 trường hợp nêu trên.
2. Nghỉ việc, viên chức được hưởng những trợ cấp nào?
Theo Điều 45 Luật Viên chức, viên chức khi chấm dứt hợp đồng làm việc sẽ được hưởng: Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây:
– Bị buộc thôi việc;
– Không thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng với đơn vị sự nghiệp công lập;
– Chấm dứt hợp đồng làm việc khi khi viên chức có quyết định nghỉ hưu.
Trợ cấp thôi việc
Chế độ trợ cấp thôi việc của viên chức được hướng dẫn chi tiết tại Điều 39 Nghị định 29/2012/NĐ-CP gồm:
– Viên chức có thời gian công tác từ 31/12/2008 về trước: Mỗi năm làm việc được tính bằng ½ tháng lương hiện hưởng gồm lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có);
– Viên chức có thời gian công tác từ 01/01/2009 đến nay: Thực hiện theo quy định về trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp mất việc làm
Trợ cấp mất việc làm được quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động hiện đang có hiệu lực. Theo đó, mức hưởng trợ cấp mất việc làm là mỗi năm làm việc được trả 01 tháng lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, viên chức đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
– Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng làm việc;
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ trường hợp đi học tập có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, ra nước ngoài định cư…
Như vậy, khi viên chức xin nghỉ việc thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp