Ví dụ về phương pháp thuyết phục
Ví dụ về phương pháp thuyết phục. Trong quản lý hành chính của nhà nước thì có hai phương pháp quản lý hành chính là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế được áp dụng trong thực tế như thế nào? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Ví dụ về phương pháp thuyết phục
Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi Trường Tiểu học Thủ Lệ, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Ví dụ về phương pháp thuyết phục, xin vui lòng dẫn nguồn.
Contents
1. Phương pháp thuyết phục là gì?
Phương pháp thuyết phục là phương pháp làm cho đối phương hiểu rõ được sự cần thiết và tự giác thực hiện hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện hành vi nhất định.
Phương pháp thuyết phục thực chất là phổ biến pháp luật đến người dân bằng tất cả những cách thức để người dân hiểu được hành đúng và không đúng theo quy định pháp luật. Từ đó nhân dân tự giác tuân thủ pháp luật để tránh những sai phạm bị xử lý.

2. Phương pháp cưỡng chế là gì?
Phương pháp cưỡng chế là phương pháp bắt buộc, sử dụng bạo lực của cơ quan có thẩm quyền để nhằm buộc cá nhân hoặc tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định.
Đây là phương pháp được áp dụng khi phát hiện những hành trái với quy định của pháp luật. Khi đó những chủ thể vi phạm sẽ bị ép buộc khắc phục hậu quả hoặc bị trừng phạt theo quy định pháp luật. Đây cũng chính là một hình thức răn đe những chủ thể khác trong xã hội không vi phạm.
3. Ví dụ về phương pháp thuyết phục
Từ khái niệm về phương pháp thuyết phục trên thì ta có những ví dụ minh hoạ cụ thể về phương pháp thuyết phục như sau:
Ví dụ 1: Hằng năm các cơ quan nhà nước thường xuyên tổ chức những cuộc thi về an toàn giao thông cho học sinh. Việc này nhằm giáo dục học sinh về pháp luật an toàn giao thông và những hành vi nên làm hoặc không nên làm khi tham gia giao thông.
Ví dụ 2: Các trang báo của nhà nước thường xuyên đưa tin về những quy định pháp luật mới cần thực hiện hoặc những vụ án, hoặc bản án về những hành vi sai phạm của người phạm tội cũng là hình thức thuyết phục cảnh báo người dân không nên vi phạm.
Ví dụ 3: Trong dịp tết thì các phương tiện truyền thông thường đưa tin về mức phạt với hành vi người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn. Nhằm cảnh báo người dân dịp tết cần chú ý giao thông và không được điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia.
4. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế?
Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết liên quan:
Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế?
Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Ví dụ về phương pháp thuyết phục. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp