Hỏi Đáp

Ví dụ về hình thái kinh tế – xã hội

Ví dụ về hình thái kinh tế – xã hội? Hình thái kinh tế – xã hội là gì? Các loại hình thái kinh tế – xã hội? Để biết thông tin cụ thể mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Ví dụ về hình thái kinh tế – xã hội

1. Hình thái kinh tế – xã hội là gì?

Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định và kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với một kiến trúc thượng tầng tương ứng xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Hình thái kinh tế xã hội là các xã hội cụ thể được tạo từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống và được tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại, thống nhất với nhau.

2. Các loại hình thái kinh tế – xã hội

Hình thái kinh tế xã hội
Hình thái kinh tế xã hội

Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, trong lịch sử loài người sẽ xuất hiện lần lượt các hình thái kinh tế xã hội như sau:

  • Hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ (công xã nguyên thuỷ)
  • Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô bao gồm chủ nô và nông nô)
  • Hình thái kinh tế xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến gồm địa chủ và nông dân)
  • Hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản gồm tri thức và tiểu tư sản)
  • Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)

Các hình thái kinh tế xã hội này thể hiện cho từng kiểu xã hội khác nhau qua từng thời kỳ và được phát triển từ thấp đến cao. Mỗi đất nước sẽ đi lần lượt từng kiểu hình thái kinh tế xã hội từ nguyên thuỷ đến hình thái cao nhất là cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên Việt Nam là một nước điển hình bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để quá độ lên hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Bởi lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã nhìn ra hướng đi đúng đắn của cộng sản chủ nghĩa và bỏ qua tư bản chủ nghĩa.

3. Ví dụ về hình thái kinh tế – xã hội

Ví dụ cụ thể về hình thái kinh tế – xã hội phong kiến: Hình thái kinh tế xã hội phong kiến có hai giai cấp điển hình là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm giai cấp quý tộc, địa chủ và giai cấp bị trị bao gồm nông nô và nông dân.

Trong xã hội phong kiến thì cấu trúc xã hội luôn xoay quanh việc sở hữu đất đai. Những người nông nô, nông dân sẽ canh tác trên đất đai của địa chủ, quý tộc và khi đến thời kỳ phải nộp tô, thuế cho địa chủ. Đây cũng được coi là hình thức bóc lột địa tô.

Như vậy hình thái kinh tế xã hội phong kiến có những đặc trưng khác biệt với những hình thái kinh tế xã hội khác.

Trên đây là những phân tích của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Ví dụ về hình thái kinh tế – xã hội. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button