Hỏi Đáp

Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật?

Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật? Các quy phạm pháp luật là những quy phạm do nhà nước đặt ra. Nhưng bạn hiểu được những đặc trưng của pháp luật là gì hay chưa? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật?

1. Pháp luật là gì?

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra, thừa nhận, đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước.

Như vậy pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, thực nhận từ những quy tắc chung được hình thành từ lâu như quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội nâng nên thành những quy phạm pháp luật.

2. Các đặc trưng của pháp luật

Từ định nghĩa trên có thể thấy được những đặc trưng cơ bản của pháp luật bao gồm:

  • Pháp luật có tính quyền lực nhà nước:

Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm nổi bật của pháp luật. Nhà nước cần có pháp luật để xây dựng, tổ chức, quản lý các mặt về đời sống xã hội của con người. Các quy phạm pháp luật được nhà nước đặt ra, thừa nhận từ những vấn đề đời sống thường ngày của con người từ đó điều chỉnh chúng sao cho phù hợp. Vậy nên pháp luật sẽ quy định những điều con người được làm, những điều không được làm, những việc phải làm theo quy định của pháp luật và khi có hành vi vi phạm những quy định của pháp luật thì pháp luật sẽ cưỡng chế những hành vi đó để bảo vệ pháp luật.

  • Pháp luật có tính quy phạm phổ biến:

Các quy định của pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực của định hướng nhận thức và hành vi của con người, hướng dẫn con người, tổ chức có hành vi xử sự phù hợp. Trong từng hoàn cảnh, điều kiện xảy ra vụ việc khác nhau thì sẽ có những hướng dẫn cụ thể về hành vi của con người khác nhau do pháp luật dự liệu. Vậy nên các hành vi trong mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những chuẩn mực khác nhau mà con người phải tuân theo.

  • Pháp luật có tính hệ thống:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc công nhận, vì thế pháp luật luôn tồn tại trong một hệ thống cụ thể nhằm bảo đảm pháp luật không bị chồng chéo. Mỗi quy phạm pháp luật sẽ điều chỉnh một quan hệ, vấn đề khác nhau trong đời sống nhưng luôn có mối liên hệ với nhau để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.

  • Pháp luật có tính xác định về mặt hình thức:

Pháp luật được xây dựng chặt chẽ và áp dụng cho toàn dân nên hình thức pháp luật luôn được quy định rõ ràng bằng văn bản, không trừu tượng, chung chung để toàn dân đều có thể hiểu.

3. Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật?

  • Pháp luật có tính quyền lực nhà nước:

Ví dụ khi nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt với hành vi có nồng độ cồn tham gia giao thông thì khi người tham gia giao thông có vi phạm về nồng độ cồn đều bị xử phạt nghiêm minh theo nội dung quy định.

  • Pháp luật có tính quy phạm phổ biến:

Ví dụ với quy định về việc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được ban hành thì tất cả con người sống trên đất nước Việt Nam đều phải tuân thủ yêu cầu này. Vậy nên khi tham gia giao thông thì bất cứ ai cũng phải đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn.

  • Pháp luật có tính hệ thống:

Ví dụ trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất rồi đến các văn bản pháp luật cấp dưới hơn. Những văn bản pháp luật được ban hành có giá trị pháp lý khác nhau và sắp xếp theo hệ thống, hơn nữa còn tác động bổ trợ qua lại lẫn nhau trong các lĩnh vực đời sống.

  • Pháp luật có tính xác định về mặt hình thức:

Ví dụ hầu hết những quy phạm pháp luật của nước ta đều được ban hành rõ ràng về nội dung trên giấy tờ, bằng chữ tiếng Việt để tất cả người dân cùng hiểu. Mặt hình thức luôn được xác định rõ ràng thống nhất với nhau.

Như vậy mỗi đặc trưng của pháp luật luôn được thể hiện trong các văn bản pháp luật và quyền lực của chúng.

Trên đây là những phân tích của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button