Giáo DụcLớp 9

Vật lý 9 Bài 27: Lực điện từ

Bạn đang xem: Vật lý 9 Bài 27: Lực điện từ

Thí nghiệm Ơ-xtet cho thấy dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm vậy  ngược lại nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không?

Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu bài 27: Lực điện từ

2.1. Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện

Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.

Lực điện từ

2.2. Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái

2.2.1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố:

Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ

2.2.2. Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

quy tắc bàn tay trái

2.3. Lực điện từ tác dụng lên khung dây dẫn có dòng điện

  • Khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường thì có lực điện từ tác dụng lên nó.

  • Lực điện từ làm cho khung quay quanh trục của nó. Trừ một vị trí duy nhất đó là khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ (tức là mặt phẳng khung nằm trong mặt phẳng trung hòa).

 bài 1

Bài 1.

Khung dây dẫn ABCD có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường của nam châm vĩnh cửu (hình 27.3). Mặt phẳng của khung dây song song với các đường sức từ. Hãy biểu diễn lực điện từ tác dụng lên các cạnh của khung. Các lực này làm cho khung có xu hướng chuyển động như thế nào?

bài 1

Hướng dẫn giải:

Chiều của lực điện từ được biểu diễn trên hình 27.3. Khung sẽ quay theo chiều mũi tên cong

 

bt 1

 

Bài 2.

 Một thanh nam châm thẳng bị tróc hết vỏ sơn, mất dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

a. Hãy vẽ hình mô tả cách làm này.

b. Nêu rõ cách xác định tên từ cực của thanh nam châm khi đó.

Hướng dẫn giải:

Có thể bố trí thí nghiệm như mô tả trên hình 27.4. 

bài 2

Ví dụ: nếu dây dẫn chuyển động lên trên thì đầu S của nam châm là cực Nam.Vận dụng quy tắc bàn tay trái để giải thích kết quả.

4. Luyện tập Bài 27 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Lực điện từ cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện

  • Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái

  • Lực điện từ tác dụng lên khung dây dẫn có dòng điện

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?

     

    • A.
       Quy tắc nắm tay phải.

       

       

    • B.
       Quy tắc nắm tay trái.

       

       

       

       

    • C.
       Quy tắc bàn tay phải.

       

       

    • D.
       Quy tắc bàn tay trái.

       

  • Câu 2:

    Hình 27.1 mô tả khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Vẽ vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?

    bài 2

    • A.
      Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.
    • B.
      Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
    • C.
      Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
    • D.
      Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính.
  • Câu 3:

    Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?

    • A.
      Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của dây.
    • B.
      Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó.
    • C.
      Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.
    • D.
      Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 73 SGK Vật lý 9

Bài tập C2 trang 74 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 74 SGK Vật lý 9

Bài tập C4 trang 74 SGK Vật lý 9

Bài tập 27.1 trang 61 SBT Vật lý 9

Bài tập 27.2 trang 61 SBT Vật lý 9

Bài tập 27.3 trang 62 SBT Vật lý 9

Bài tập 27.4 trang 62 SBT Vật lý 9

Bài tập 27.5 trang 62 SBT Vật lý 9

Bài tập 27.6 trang 62 SBT Vật lý 9

Bài tập 27.7 trang 63 SBT Vật lý 9

Bài tập 27.8 trang 63 SBT Vật lý 9

Bài tập 27.8 trang 63 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 27 Chương 2 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button