Hỏi Đáp

Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm?

Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm? Hành vi lợi dụng sự khan hiếm giả tạo của dịch bệnh để mua vét các loại hàng hóa sau đó bán với giá cao để thu lợi bất chính là hành vi gây bất lợi cho người tiêu dùng, làm hoang mang dư luận.

Bạn đang xem: Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm?

1. Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính xử phạt tội gì?

Hành vi lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính là hành vi khách quan của tội đầu cơ, do đó sẽ bị xử về tội đầu cơ tại điều 196 Bộ luật Hình sự 2015.

2. Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm?

Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính xử phạt tội gì?

Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội đầu cơ như sau:

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

=> Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính bị phạt tù đến 15 năm

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong phòng chống dịch covid 19
  • Không thực hiện kiểm tra, xử lý y tế trước khi vào vùng có dịch phạt hành chính tối đa bao nhiêu?
  • Đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới nhằm thu lợi bất chính bị xử tội gì?
  • Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid của bản thân hoặc người khác phạt hành chính tối đa bao nhiêu?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button