Hỏi Đáp

Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm mới nhất

Tỷ lệ trích nộp các khoản Bảo Hiểm năm 2022 như thế nào? Trong bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ mức đóng BHXH trong năm 2022 của người lao động và doanh nghiệp mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm mới nhất

    Mức đóng BHXH năm 2022 có thay đổi gì không? Đây là vấn đề được nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm khi mà dịch Covid19 đã có những tác động không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như các công ty trong và ngoài nước. Dưới đây là tỷ lệ đóng BHXH năm 2022 đối với lao động Việt Nam, lao động nước ngoài và cán bộ, công chức, viên chức.

    1. Tỷ lệ đóng BHXH năm 2022

    1.1 Mức đóng BHXH 2022 đối với lao động Việt Nam

    Thời gian

    Người lao động

    Người sử dụng lao động

    Hưu trí-tử tuất

    BHTN

    BHYT

    Hưu trí-tử tuất

    Ốm đau-thai sản

    TNLĐ-BNN

    BHTN

    BHYT

    Từ 01/01/2022 – 30/6/2022

    8%

    1%

    1,5%

    14%

    3%

    0%

    0%

    3%

    Từ 01/07/2022 – 30/9/2022

    8%

    1%

    1,5%

    14%

    3%

    0,5% hoặc 0,3%

    0%

    3%

    Từ 01/10/2022 trở đi

    8%

    1%

    1,5%

    14%

    3%

    0,5% hoặc 0,3%

    1%

    3%

    1.2 Mức đóng BHXH 2022 đối với lao động nước ngoài

    Thời gian

    Người lao động

    Người sử dụng lao động

    Hưu trí-tử tuất

    BHYT

    Hưu trí-tử tuất

    Ốm đau-thai sản

    TNLĐ-BNN

    BHYT

    Từ 01/01/2022 – 30/6/2022

    8%

    1,5%

    14%

    3%

    0%

    3%

    Từ 01/07/2022 trở đi

    8%

    1,5%

    14%

    3%

    0,5% hoặc 0,3%

    3%

    Căn cứ: Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị định 58/2020/NĐ-CP .

    1.3 Mức đóng BHXH 2022 cán bộ, công chức, viên chức

    Người lao động

    Người sử dụng lao động

    Hưu trí-tử tuất

    BHTN

    BHYT

    Hưu trí-tử tuất

    Ốm đau-thai sản

    TNLĐ-BNN

    BHTN

    BHYT

    8%

    1%

    1,5%

    14%

    3%

    0,5% hoặc 0,3%

    1%

    3%

    Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP.

    2. Đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, BHXH, BHTN

    – Người lao động

    Người lao động là công dân Việt Nam:

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

    + Cán bộ, công chức, viên chức;

    + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

    + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

    + Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

    + Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

    + Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    Người lao động là công dân nước ngoài:

    Người làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

    Người sử dụng lao động

    Cũng tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, pháp luật định rõ 05 nhóm người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    – Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

    – Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

    – Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

    – Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;

    – Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

    Tổng quan có thể thấy, với mục đích tương trợ, bảo vệ lẫn nhau giữa các thành phần trong xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc bao phủ hầu khắp các đối tượng người lao động và người sử dụng lao động trong xã hội. Trường hợp các đối tượng này trốn đóng, chậm đóng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

    3. Mức tiền lương đóng BHYT, BHXH bắt buộc, BHTN

    Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

    – Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

    – Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

    – Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

    – Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

    Hiện nay, lương tối thiểu vùng năm 2021 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương sẽ được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

    Như vậy, mức lương đóng BHXH bắt buộc tối thiểu năm 2022 sẽ là (đơn vị: đồng/tháng):

    Vùng

    Người làm việc trong điều kiện bình thường

    Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

    Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    Công việc giản đơn

    Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

    Công việc giản đơn

    Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

    Vùng I

    4.420.000

    4.729.400

    4.641.000

    4.965.870

    4.729.400

    5.060.458

    Vùng II

    3.920.000

    4.194.400

    4.116.000

    4.404.120

    4.194.400

    4.488.008

    Vùng III

    3.430.000

    3.670.100

    3.601.500

    3.853.605

    3.670.100

    3.927.007

    Vùng IV

    3.070.000

    3.284.900

    3.223.500

    3.449.145

    3.284.900

    3.514.843

    Lưu ý: Những người lao động làm việc từ 2 nơi trở lên sẽ đóng mức BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng có mức lương cao nhất.

    4. Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa năm 2022

    Mức lương đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

    Theo Nghị quyết Nghị quyết 128/2020/QH14 thì Quốc hội đã quyết nghị nội dung chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2021.

    Như vậy, mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

    Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button