Hỏi Đáp

Tư vấn về phân chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng

Tư vấn về phân chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng sẽ được phân chia như thế nào cho các con khi sảy ra tranh chấp giữa các con về việc phân chia di sản? Phân chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng được pháp luật quy định như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết tư vấn phân chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bạn đang xem: Tư vấn về phân chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng

Tư vấn thừa kế di sản dành cho thờ cúng

Tư vấn về tranh chấp tài sản thừa kế là đất đai

Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế?

Tư vấn về phân chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng

Hỏi: Bố mẹ tôi có 500 m2 đất, trên đó có một ngôi nhà xây dựng cách đây 90 năm. Sau khi Bố tôi mất (trên 10 năm) hiện nay còn mẹ già trên 80 tuổi, chúng tôi có 5 anh em, một em trai được bố mẹ làm nhà cho ở riêng khi bố tôi còn sống, tôi là trai trưởng và một em trai út, còn 2 em gái đi lấy chồng. Mẹ tôi còn minh mẫn, khi bố tôi còn sống có nói là chia cho con trai út theo ranh giới của vật kiến trúc có diện tích nhỏ hơn. Hiện nay những người còn sống cũng chứng kiến được lời nói của bố tôi và Bố tôi có nói với tôi như vậy. Nhưng sau khi thực hiện thì em trai út nói là phải chia nhiều hơn trong khi tôi là con trưởng phải lo việc thờ cúng tổ tiên. Đến nay thừa kế như thế nào để đúng theo đạo đức và pháp luật?

Tư vấn về phân chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng

Trả lời: Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Vậy mảnh đất 500m2 của bố mẹ bạn trên được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Theo quy định của pháp luật thì ½ mảnh đất trên sẽ là thuộc về mẹ anh, và ½ mảnh đất còn lại sẽ trở thành di sản thừa kế của bố anh, và khi bố anh mất không có di chúc nên việc thừa kế sẽ được thực hiện chia theo pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết như sau:

“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

Di sản thừa kế của bố anh sẽ được chia theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân Sự 2005 như sau:

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Vậy khi bố anh mất mà không có di chúc thì những người sau sẽ được hưởng phần di sản của bố anh để lại: Vợ, và 5 người con của ông. Trước tiên việc phân chia di sản các bên có thể thỏa thuận phân chia với nhau trước và thỏa thuận đó phải được lập bằng văn bản có công chứng. Nếu không thỏa thuận với nhau được thì anh có thể khởi kiện đến TAND để thực hiện phân chia di sản. Tuy nhiên theo quy định của BLDS 2005 thì “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Vậy hiện nay đã hết thời hiệu khởi kiện, anh có thể đợi đến 01/01/2017 khi BLDS 2015 có hiệu lực thì thời hiệu khởi kiện để chia di sản thừa kế sẽ là 30 năm.

Vậy cách giải quyết tốt nhất thì trước tiên các đồng thừa kế của bố anh thỏa thuận về việc chia di sản với nhau bằng văn bản và có công chứng, hoặc mẹ bạn sẽ trực tiếp ủy quyền cho 1 trong các thành viên trong gia đình thực hiện việc yêu cầu chia di sản chung của vợ chồng, sau đó yêu cầu chia di sản thừa kế của bố bạn để lại cho các đồng thừa kế, rồi sau này mẹ bạn có thể viết lại di chúc để chia phần đất của mình cho các con sau này.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button