Hỏi Đáp

Tư vấn trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Tư vấn trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng trước thời gian mà người lao động đã ký kết trong hợp đồng thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Nếu phải bồi thường thì mức bồi thường cho công ty là bao nhiêu? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ bị xử phạt ra sao.

Bạn đang xem: Tư vấn trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng

Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thuê khoán nhân công

Điều kiện khai thuế GTGT theo quý

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp động lao động trái pháp luật

Hỏi: Ngày 07/08/2015 tôi có ký HĐLĐ thời hạn 3 năm với Ngân hàng A. Ngày 02/06/2016, tôi có nộp đơn xin chấm dứt HĐLĐ cho phòng Hành chính của Ngân hàng. Tuy nhiên phòng hành chính không nhận đơn, yêu cầu làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ trách nhiệm từ các phòng ban khác. Ngày 03/06/2015 tôi có gửi mail thông báo cho Phòng hành chính về việc xin nghỉ việc. Phòng hành chính đã email lại cho tôi, yêu cầu xin xác nhận từ các phòng ban như Trung tâm đào tạo, Kế toán, Phòng kiểm toán nội bộ,…Tôi đã xin xác nhận từ các phòng ban, tuy nhiên Phòng kiểm toán nội bộ chậm chạp trong việc làm xác nhận cho tôi, đến ngày 06/07/2016 mới tiến hành xác nhận xong. Trong quá trình làm việc, tôi không hề vi phạm nội quy hay gây thiệt hại gì cho Ngân hàng. Ngày 06/07/2016, phòng hành chính mới chính thức nhận đơn nghỉ việc của tôi và tiến hành báo cáo lên cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt chấm dứt HĐLĐ. Ngày 18/07/2016 tôi đã tự ý nghỉ việc mà chưa có phê duyệt. Phòng hành chính sau đó đã yêu cầu tôi đi làm, nếu không sẽ tiến hành lập biên bản sa thải, đồng thời gửi công văn thông báo đến chính quyền địa phương và cơ quan mới mà tôi vừa chuyển công tác về việc tôi vi phạm.

Tôi xin hỏi trong trường hợp này việc tôi tự ý nghỉ việc là đúng hay sai? (gửi mail thông báo từ 03/06/2016 đến 06/07/2016 mới chính thức nhận đơn, 18/07/2016 tôi nghỉ việc). Việc Ngân hàng A gửi công văn thông báo tôi vi phạm quy định đến chính quyền địa phương và cơ quan mới của tôi thì có đúng với pháp luật hay không? Việc gửi công văn này sẽ rất ảnh hưởng đến công việc của tôi tại đơn vị mới.

Tư vấn trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trả lời: Điều 37 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, như sau:

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

Trường hợp của bạn được xác định là làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. Việc chấm dứt Hợp đồng lao động của bạn không thuộc một trong các trường hợp trên nên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của bạn là trái pháp luật.

Điều 43 Bộ luật lao động 2012 quy định về Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải có nghĩa vụ báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất là 30 ngày. Do đó, theo như thông tin bạn cung cấp, thì bạn đã vi phạm nghĩa vụ thông báo trước khi nghỉ việc. Đồng thời, bạn đã tự ý nghỉ việc khi chưa được sự phê duyệt từ phía công ty. Vì vậy, việc hành vi chấm dứt HĐLĐ của bạn là trái pháp luật. Do đó, bạn sẽ phải tuân thủ nghĩa vụ của mình quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động, như: Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ, bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước,…

Do bạn tự ý bỏ việc mà chưa được sự phê duyệt nên công ty có căn cứ để đưa ra quyết định sa thải bạn, căn cứ theo Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động về Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải nếu: “Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.”

Như vậy, việc bạn tự ý nghỉ việc là trái với quy định của pháp luật. Việc Ngân hàng A gửi công văn thông báo vi phạm quy định đến chính quyền địa phương và cơ quan mới của bạn là không có căn cứ, trái pháp luật nếu như trong nội quy của Ngân hàng không có quy định về vấn đề này, hay tại HĐLĐ khi bạn ký kết với Ngân hàng không có điều khoản về việc thông báo vi phạm khi người lao động vi phạm nghĩa vụ. Trừ trường hợp, công việc bạn làm có liên quan đến bí mật kinh doanh.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button