Trưởng thôn là gì? Tiêu chuẩn trở thành trưởng thôn
Từ lâu trong văn hóa của người Việt, trưởng thôn đã là một “nhân vật” quan trọng, không thể thiếu trong việc giữ gìn trật tự thôn làng, lối xóm. Trưởng thôn là gì? Tiêu chuẩn trở thành trưởng thôn gồm những gì?
Bạn đang xem: Trưởng thôn là gì? Tiêu chuẩn trở thành trưởng thôn
Contents
1. Trưởng thôn là gì?
Trưởng thôn là người đứng đầu một đơn vị cộng đồng dân cư (làng, thôn, xóm, ấp…) do người dân trong cộng đồng bầu ra để thay mặt và đại diện cho cộng đồng giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống dân cư.
2. Nhiệm vụ của trưởng thôn
Trưởng thôn có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Theo quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BNV, trưởng thôn có nhiệm vụ:
- Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định;
- Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
- Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho chủ tịch UBND cấp xã;
- Phối hợp với ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
- Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
Trưởng thôn có quyền hạn:
- Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
- Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho phó trưởng thôn, phó tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
3. Tiêu chuẩn để trở thành trưởng thôn
Theo quy định tại điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV, để trở thành trưởng thôn cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố
- Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác
- Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm
- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương
- Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
4. Mức phụ cấp trưởng thôn 2021
Lương của trưởng thôn được tính thế nào?
Mức phụ cấp trưởng thôn năm 2021
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 13/2019/TT-BNV thì trưởng thôn được xác định là người hoạt động không chuyên trách.
Vậy, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, khu dân cư được quy định thế nào?
Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, khoản 6 điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định như sau
Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp theo bảng sau đây:
Khu vực | Tổng mức khoán | Tổng mức phụ cấp được khoán năm 2021 |
Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên | 5 lần mức lương cơ sở | 7.450.000 đồng/tháng |
Thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền | ||
Thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo | ||
Các thôn còn lại | 03 lần mức lương cơ sở | 4.470.000 đồng/tháng |
Số người hoạt động không chuyên trách được hưởng phụ cấp theo nguyên tắc như sau:
- Không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
- Chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.
- Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng trong bảng nêu trên mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).
=> Số tiền phụ cấp của bảng trên là tổng số tiền phụ cấp của 3 chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.
Sau đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc mức phụ cấp cụ thể đối với từng chức danh của tỉnh Hải Dương tại Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND:
STT | Chức danh | Mức phụ cấp hàng tháng theo phân loại quy mô hộ gia đình của thôn (đơn vị: đồng/tháng) | |||
Có quy mô số hộ gia đình dưới 350 hộ | Có quy mô số hộ gia đình từ 350 hộ trở lên, thôn trọng điểm về an ninh trật tự | ||||
Hệ số phụ cấp | Mức phụ cấp năm 2021 | Hệ số phụ cấp | Mức phụ cấp năm 2021 | ||
1 | Bí thư Chi bộ thôn | 1,1 | 1.639.000 | 1,8 | 2.682.000 |
2 | Trưởng thôn | 1,1 | 1.639.000 | 1,8 | 2.682.000 |
3 | Trưởng ban công tác mặt trận thôn | 0,8 | 1.192.000 | 1,4 | 2.086.000 |
Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Trưởng thôn. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động – tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Bảng lương cán bộ công chức cấp xã 2021
- Chi phí làm sổ đỏ 2021
- Nợ tiền sử dụng đất quá hạn, xử lý ra sao?
- Mua đất phân lô bán nền 2021: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục
- Phụ cấp Công an viên thôn 2021
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp