Hỏi Đáp

Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào? Mọi người đều có suy nghĩ trẻ dưới 14 tuổi mặc dù có hành vi phạm tội nhưng sẽ không thể bị xử lý hình sự bởi vì không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vậy nếu người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào? Mời các bạn cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

  • Thủ tục nhập hộ khẩu cho con, cháu 2022

Sau đây là các quy định hiện hành của pháp luật về việc xử lý vi phạm đối với người chưa đủ 14 tuổi, mời các bạn cùng theo dõi.

Xử lý người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật
Xử lý người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật

1. Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

Câu hỏi:  Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

  • A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.
  • B. Cảnh cáo.
  • C. Phạt tù.
  • D. Khuyên răn.

Đáp án: Chọn A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.

Lý giải: Đối với trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật sẽ đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.

Căn cứ khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng, trong đó có:

Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

Đối với người dưới 14 tuổi sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp vi phạm hành chính thì sẽ không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hay giáo dục tại xã phường, thị trấn.

Chỉ trong trường hợp những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đối với hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là đưa vào trường giáo dưỡng.

2. Người dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người dưới 14 tuổi không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với bất kỳ tội phạm nào, kể cả những tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Do đó người dưới 14 tuổi khi phạm tội thì chỉ có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc bị đưa vào trường giáo dưỡng.

3. Trách nhiệm hình sự của người dưới 14 tuổi phạm tội

– Người dưới 14 tuổi không đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội.

– Người dưới 14 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Điều 90, 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020):

+ Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý theo BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

+ Áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Trong đó, khái niệm tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được hiểu như sau:

– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài quy định trên, trong trường hợp người dưới 14 tuổi phạm tội gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại BLDS 2015:

– Trường hợp người dưới 14 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

– Trường hợp người dưới 14 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại chuyên mục Hỏi đáp pháp luật.

  • Trẻ em dưới 14 tuổi không được cấp hộ chiếu gắn chíp

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button