Hỏi Đáp

Trách nhiệm với người gây tai nạn giao thông làm chết người

Ngày nay mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng, số người chết do tai nạn giao thông đang là vấn đề khiến nhà nước đau đầu.

Bạn đang xem: Trách nhiệm với người gây tai nạn giao thông làm chết người

Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về Trách nhiệm với người gây tai nạn giao thông làm chết người.

Trách nhiệm với người gây tai nạn giao thông làm chết người 2021

Contents

1. Trách nhiệm trong việc gây tai nạn giao thông làm chết người

Lái xe gây tai nạn giao thông làm chết người khi vi phạm quy định giao thông đường bộ là một tội danh được quy định trong BLHS 2015

Điều 260 BLHS quy định trách nhiệm hình sự, khung hình phạt lỗi gây tai nạn giao thông làm chết người như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

đ) Làm chết 02 người;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Chi phí đền bù tai nạn giao thông gây chết người

Bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông làm chết người đang là vấn đề được quan tâm.

Khi gây tai nạn chết người để được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại điều 51 BLHS 2015 (Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả), người gây tai nạn thường bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân. Mức bồi thường này do hai bên thỏa thuận với nhau, pháp luật không quy định về vấn đề này

Chi phí đền bù này khác với hình phạt tiền. Hình phạt tiền là hình phạt mà BLHS quy định, là hậu quả mà người phạm tội phải chịu, không có quyền lựa chọn còn việc bồi thường thiệt hại là do người phạm tội chủ động thỏa thuận với người nhà nạn nhân để được hưởng tình tiết giảm nhẹ, nhờ đó giảm nhẹ hình phạt

3. Trường hợp nào lái xe gây tai nạn giao thông làm chết người không phải đi tù?

Trường hợp nào lái xe gây tai nạn giao thông làm chết người không phải đi tù?

Trong một số trường hợp sau, lái xe gây tai nạn giao thông làm chết người không phải đi tù:

  • Làm chết 01 người, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 51 BLHS thì người phạm tội có thể không bị phạt tù mà bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
  • Thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự quy định tại chương IV BLHS 2015 như sau:

Sự kiện bất ngờ: 

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: A đang lái xe đi trên đường (không vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ: đúng tốc độ, làn đường…) thì có một người lao ra chặn trước xe A khiến A không kịp phản ứng, gây tai nạn giao thông làm người đó chết

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

  • Miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa
  • Miễn hình phạt:

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này. (là khi bạn gây tai nạn làm chết 02 người nhưng có 3 tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 điều 51 thì có thể được hưởng khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 1 điều 260)

  • Chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại điều 12 BLHS 2015: chưa đủ 16 tuổi

4. Các câu hỏi liên quan việc lái xe gây tai nạn chết người

Các câu hỏi liên quan việc lái xe gây tai nạn chết người

Xung quanh vấn đề áp dụng hình phạt, giải quyết việc lái xe gây chết người còn tồn tại nhiều thắc mắc, sau đây Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc các câu hỏi phổ biến nhất về vấn đề này

Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông chết người?

Khi gây tai nạn giao thông làm chết người thì cơ quan công an sẽ đến hiện trường xác minh, điều tra. Khi có đủ các điều kiện về dấu hiệu hình sự, người tình nghi thì sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can (gửi viện kiểm sát duyệt), sau đó Viện kiểm sát ra quyết định truy tố nếu xét chứng cứ thấy đúng người đúng tội và chuyển quyết định này đến tòa án để tòa án ra quyết định xét xử hoặc không.

Để giảm nhẹ hình phạt, người gây tai nạn thường thỏa thuận đền bù với người nhà nạn nhân và chuẩn bị các giấy tờ liên quan để được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại điều 51 BLHS 2015 (người nhà có công với cách mạng…)

Luật đền bù trong tai nạn giao thông?

Mức bồi thường là do các bên tự thỏa thuận nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 tại chương XX (trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)

Tai nạn giao thông vô ý làm chết người?

Tùy theo hậu quả mà người phạm tội sẽ phải chịu các mức phạt được đưa ra tại mục 1 bài này. Tuy nhiên với lỗi vô ý (phải chứng minh được lỗi vô ý) thì có thể được xem xét giảm nhẹ mức bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình

Lái xe ô tô gây tai nạn chết người

các mức phạt được đưa ra với tội này tại mục 1 căn cứ vào hậu quả chứ không căn cứ vào loại phương tiện. Do đó dù phương tiện là xe máy hay ô tô thì vẫn phải chịu các mức phạt trên mà không có sự phân biệt

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan vấn đề Trách nhiệm hình sự đối với người gây tai nạn chết người. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan

  • Tuổi chịu trách nhiệm hình sự năm 2021
  • Mức phạt tội cố ý gây thương tích 2021
  • Thủ tục xin xóa án tích 2021

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button