Hỏi Đáp

Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?

Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào? Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình là nền tảng của sự phát triển xã hội. Gia đình là nơi hình thành nhân cách của một con người. Khi nhân cách của trẻ được phát triển đúng đắn thì sẽ góp ích cho xã hội. Vậy con cái có trách nhiệm như nào đối với cha mẹ?

Bạn đang xem: Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?

    Trong quan hệ hôn nhân và gia đình thì mối quan hệ giữa chồng và vợ là quan hệ được pháp luật quy định và ràng buộc bởi pháp luật. Còn quan hệ giữa cha mẹ và con cái lại khác, đây là quan hệ huyết thống trong gia đình. Quan hệ hôn nhân thì được đăng ký tại cơ quan nhà nước và được kết thúc tại toà án. Còn quan hệ huyết thống lại không thể chối bỏ, huyết thống mang trong mình tình cảm, trách nhiệm gắn bó ràng buộc về mặt ý thức với nhau.

    1. Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 2 điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

    Con cái phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ khi ốm đau, già yếu, khuyết tật. Quy định này cũng phù hợp với đạo đức, văn hoá của người Việt Nam. Cha mẹ nuôi dưỡng con cái thì khi cha mẹ về già con cái cũng phải nuôi dưỡng cha mẹ. Con cái chăm sóc cha mẹ về già là cách báo hiếu của con cái về công sinh thành, dưỡng dục. Sự chăm sóc ở đây thể hiện tình cảm gia đình, tình cảm giữa cha mẹ với con trong gia đình gắn bó với nhau. Đây cũng là nét đẹp văn hoá trong gia đình Việt Nam.

    Ngoài trách nhiệm mà pháp luật quy định trên thì con cái còn có những trách nhiệm như sau:

    • Đang ở lứa tuổi học sinh phải chăm ngoan, chăm chỉ học tập, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô để những người thân không phiền lòng;
    • Khi thành niên thì có trách nhiệm phụ giúp gia đình trong công việc nhà, những công việc phù hợp với độ tuổi của mình;
    • Khi trưởng thành thì phải sống theo đạo đức xã hội, đạo đức cần có của một người con với cha mẹ, người thân, không được phó thác trách nhiệm của bản thân cho người khác. Các con phải cùng nhau chăm lo cho cha mẹ.

    Như vậy con cái khi còn nhỏ thì được cha mẹ chăm sóc nhưng khi lớn lên phải có trách nhiệm với cha mẹ của mình đó mới là người con hiếu thảo.

    Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?
    Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?

    2. Trách nhiệm của cha mẹ đối với con được pháp luật quy định như thế nào?

    Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào? Còn cha mẹ cũng có trách nhiệm với con cái của mình về mặt pháp luật quy định theo điều 70  Luật hôn nhân và gia đình 2014:

    3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

    Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    Con cái là niềm vui của cha mẹ, cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc con cái ngay từ khi còn nhỏ đến khi lớn lên mà mất hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản. Cha mẹ sinh thành ra con cái nên luôn mong muốn chúng vui vẻ, giỏi giang và khoẻ mạnh nên luôn muốn làm điều tốt nhất cho con. Trách nhiệm này cũng là lẽ tự nhiên của cha mẹ với con cái trong đời sống.

    Như vậy trong một gia đình để hoàn thành được trách nhiệm với nhau thì không chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật mà phải dựa vào cả mặt tình cảm nhận thức của cha mẹ và con cái.

    Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin chi tiết trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button