Hỏi Đáp

Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người

Bị chó cắn chắc hẳn là trải nghiệm đáng sợ mà đa số chúng ta đều đã từng được trải nghiệm một lần trong đời. Thế nhưng bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi trách nhiệm bồi thường trong trường hợp đó thuộc về ai hay chưa?

Bạn đang xem: Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người

Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ trả lời về vấn đề Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan khác

Contents

1. Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người

Chó cắn người đi đường, chủ phải bồi thường? Để chó cắn người chủ vật nuôi bị xử lý như thế nào? là những câu hỏi khá phổ biến mà Trường Tiểu học Thủ Lệ nhận được về trách nhiệm bồi thường đối với chủ sở hữu vật nuôi khi để vật nuôi cắn người khác bị thương

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định tại điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Trong đó: Súc vật hay còn gọi là vật nuôi theo cách hiểu chung nhất là những loài động vật được nuôi trong nhà, chúng có thể được thuần hóa (hoàn toàn) hoặc bán thuần hóa (thuần hóa một phần) hoặc được thuần dưỡng, huấn luyện. Súc vật có thể bao gồm gia súc, gia cầm, thú cưng hoặc vật nuôi khác

=> Chó nhà cũng là một loại súc vật

=> Chủ sở hữu con chó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 điều 603 nêu trên, nếu thuộc các trường hợp còn lại được nêu ra tại khoản 2 đến khoản 4 của điều 603 thì sẽ do các chủ thể trong các khoản này bồi thường

2. Chó cắn người phải bồi thường bao nhiêu?

Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người

Vậy mức bồi thường được tính như thế nào?

Chúng ta phải xác định được mức thiệt hại theo các điều từ 589 đến điều 592 của Bộ luật Dân sự 2015, gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Cụ thể:

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

  • Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

  • Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP, các hành vi bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng:

  • Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng
  • Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Lưu ý: Không phải lúc nào trách nhiệm bồi thường cũng thuộc về chủ sở hữu vật nuôi. Các bạn cần đọc kỹ các chủ thể, các trường hợp bồi thường được quy định tại điều 603 Trường Tiểu học Thủ Lệ trích dẫn ở mục 1 để xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường.

3. Chó cắn chết người chủ bị tội gì?

Thả rông chó để chó cắn chết người thì chủ có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Nếu súc vật gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì áp dụng Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cụ thể:

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Nếu súc vật làm chết người thì áp dụng Điều 128, Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vô ý làm chết người. Theo đó, một người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Hành vi phạm tội: Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.Ở đây, chủ nuôi đàn chó phải thấy trước sự nguy hiểm của việc thả rông đàn chó đối với sức khoẻ, tính mạng của người khác.

Lỗi khi thực hiện hành vi: Về ý thức chủ quan của người phạm tội, người phạm tội vô ý làm chết người thực hiện hành vi của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp các quy định pháp luật về vấn đề Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông 2021
  • Cách tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • Mức phạt hành vi không đủ tuổi lái xe

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button