Giáo DụcLớp 12

Nghị luận xã hội bàn về tính kỷ luật

Đoạn văn mẫu nghị luận xã hội bàn về tính kỷ luật trong xã hội hiện nay mà Trường Tiểu học Thủ Lệ giới thiệu sẽ giúp các em củng cố và nắm vững hơn kiến thức cũng như là kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý.

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội bàn về tính kỷ luật

A. Sơ đồ gợi ý

Sơ đồ tư duy - Nghị luận xã hội bàn về tính kỷ luật

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở đoạn

  • Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Mức độ cần thiết của tính kỉ luật trong cuộc sống của con người.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

  • Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

b. Phân tích, chứng minh

  • Tại sao muốn thành công cần có tính kỉ luật?
    • Kỉ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu.
    • Tính kỉ luật giúp con người không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại.
    • Tính kỉ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, khơi bùng được tình yêu và niềm hăng say lao động trong tập thể và cộng đồng.
    • Người có tính kỉ luật lúc nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, dễ gặt hái được nhiều thành công.
    • Dẫn chứng: Nhà phát minh vĩ đại của nhân loại Thomas Edison…

c. Bình luận

  • Trong cuộc sống, còn có rất nhiều người không biết tự kỉ luật bản thân, không tuân thủ kỉ luật của tập thể.

⇒ Những người như thế thật đáng chê trách.

d. Bài học nhận thức và hành động

  • Bài học nhận thức
    • Trong cuộc sống cần có ý chí, quyết tâm, hoài bão lớn. Có khát vọng chinh phục những giá trị đỉnh cao trong cuộc sống.
    • Trong công việc phải hăng say, sáng tạo, kiên trì với mục tiêu cho đến khi đạt được nó.
    • Không có kỉ luật thì không có thành công.
  • Bài học hành động
    • Tự chủ được bản thân, vượt qua được những cám dỗ đời thường, hướng đến lí tưởng cao đẹp.
    • Quyết tâm duy trì và phát triển tính kỉ luật của bản thân, của tập thể, không lúc nào lơ là.

3. Kết đoạn

  • Khẳng định lại vấn đề: Kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người chúng ta.

Đoạn văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết đoạn văn mẫu (khoảng 200 chữ) bàn về mức độ cần thiết của tính kỷ luật trong cuộc sống của con người.

Gợi ý làm bài

       Để thành công trong cuộc sống con người phải biết tự kỉ luật và tuân thủ kỉ luật của tổ chức, đoàn thể. Thực tế đã chứng minh người có tính kỉ luật thường dễ thành công trong cuộc sống. Kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người. Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong cuộc sống. Nhờ có tính kỉ luật con người mới tập trung được năng lực, vượt qua khó khăn trở ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt đến thành công. Tính kỉ luật giúp con người xác định rõ ràng mục tiêu cần hướng đến, vạch rõ kế hoạch và tập trung được mọi nguồn sức mạnh để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất. Kỉ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Tính kỉ luật giúp con người không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại đến mấy. Nhờ tính kỉ luật cao, công việc càng khó khăn càng khiến họ hứng thú và quyết tâm chinh phục hơn. Họ làm việc hăng say, không biết mệt mỏi, không than vãn cho đến khi đạt được mục tiêu mới thôi. Tính kỉ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, khơi bùng được tình yêu và niềm hăng say lao động trong tập thể và cộng đồng. Nhờ tính kỉ luật con người đã biết tuân thủ giờ giấc làm việc, hình dung mức độ và tiến trình công việc. Việc hoàn thành công việc là một điều tất yếu không thể khác. Người có tính kỉ luật lúc nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được người người kính trọng, tin tưởng và giúp đỡ. Bởi thế họ thường là những người gặt hái được nhiều thành công. Điển hình như Cha đẻ của hàng nghìn phát minh vĩ đại trên thế giới Thomas Edison đã kiên trì, tự kỷ luật bản thân mình bao nhiêu năm để phát minh ra máy móc và trở thành nhà phát minh vĩ đại của nhân loại với 1.907 phát minh được cấp bằng sáng chế. Đối với ông: “Thiên tài là 1 Trong cuộc sống, còn có rất nhiều người không biết tự kỉ luật bản thân, không tuân thủ kỉ luật của tập thể. Họ sống ích kỉ, lười biếng, thường né tránh khó khăn, tắc trách trong công việc, tranh giành lợi ích, lúc nào cũng muốn được phần hơn. Họ thường bị tập thể khinh chê và thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách. Mỗi người chúng ta trong cuộc sống cần rèn luyện ý chí, quyết tâm, hoài bão lớn. Có khát vọng chinh phục những giá trị đỉnh cao trong cuộc sống. Trong công việc phải hăng say, sáng tạo, kiên trì với mục tiêu cho đến kih đạt được nó. Tự chủ được bản thân, vượt qua được những cám dỗ đời thường, hướng đến lí tưởng cao đẹp. Quyết tâm duy trì và phát triển tính kỉ luật của bản thân, của tập thể, không lúc nào lơ là. Không có kỉ luật thì không có thành công. Ít người sinh ra đã can đảm. Rất nhiều người trở nên can đảm hơn là nhờ biết tự rèn luyện tính kỉ luật cho mình. Qua đó, chúng ta cần thấy rằng kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người chúng ta.

Trên đây là sơ đồ gợi ý, dàn bài chi tiết cùng đoạn văn nghị luận xã hội mẫu bàn về tính kỉ luật trong cuộc sống. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi nghị luận xã hội trong kì thi THPT Quốc gia năm nay. Đồng thời, tài liệu giúp các em ôn lại kiến thức cũng như rèn kĩ năng làm bàiđể có bước chuẩn bị thật tốt trước khi bước vào kì thi quan trọng này. Chúc các em đạt được kết quả thật cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghị luận về một tư tưởng đạo lý để ôn lại kiến thức một cách khái quát hơn đối với dạng đề này.

— MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button